Viêm Loét Dạ Dày - Tá Tràng Là Gì? Dấu Hiệu Và Điều Trị Bệnh - Dạ Dày An Châu

Viêm Loét Dạ Dày – Tá Tràng Là Gì? Dấu Hiệu Và Điều Trị Bệnh

Viêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh lý tiêu hoá phổ biến và có thể gặp ở mọi đối tượng. Khi mới phát hiện bệnh, nếu tích cực điều trị thì bệnh có thể được chữa trị hoàn toàn. Tuy nhiên, khi chuyển sang mạn tính thì việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn.  

Việc hiểu rõ về bệnh, phát hiện các dấu hiệu cũng như cách điều trị sẽ góp phần hữu ích vào điều trị và phòng ngừa viêm loét dạ dày – tá tràng được hiệu quả hơn.

Viêm Loét Dạ Dày – Tá Tràng Là Gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh lý kết hợp giữa Viêm Dạ Dày và Viêm Tá Tràng. Bệnh xuất hiện những vết tổn thương, viêm loét trên niêm mạc dạ dày và tá tràng. Tổn thương có thể ở nhiều mức độ, nhẹ thì viêm xung huyết, viêm trợt. Nặng thì có thể hình thành các ổ viêm loét sâu.

Viêm loét dạ dày - tá tràng

Viêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh lý phổ biến của đường tiêu hoá

Có 2 loại:

  • Viêm loét dạ dày – tá tràng cấp tính. Khởi phát nhanh, đột ngột với các triệu chứng rầm rộ. Nếu không có biện pháp điều trị hợp lý sẽ tiến triển thành mạn tính.
  • Viêm loét dạ dày – tá tràng mạn tính. Tình trạng tổn thương, viêm loét kéo dài nhiều năm. Thường tiến triển chậm, nhưng tiềm ẩn nguy cơ gặp những biến chứng nguy hiểm.

Nguyên Nhân Gây Viêm Loét Dạ Dày – Tá Tràng

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới viêm loét dạ dày tá tràng như:

  • Nhiễm khuẩn HP ( Helicobacter Pylori ) 
  • Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,… Đặc biệt, rượu có thể gây kích ứng và ăn mòn niêm mạc dạ dày, khiến dạ dày dễ bị ảnh hưởng bởi dịch tiêu hóa. Sử dụng quá nhiều rượu bia dễ gây ra tình trạng viêm dạ dày cấp tính.
  • Tác dụng phụ của một số thuốc giảm đau nhóm NSAIDs như Aspirin, Ibuprofen, Naproxen …
  • Thường xuyên lo lắng, căng thẳng quá mức
  • Chế độ ăn uống không hợp lý như bỏ ăn sáng, thường xuyên sử dụng đồ ăn cay nóng, chua,…

Dấu Hiệu Và Triệu Chứng Viêm Loét Dạ Dày – Tá Tràng

Bệnh có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Thời gian đầu, các dấu hiệu không rõ ràng và không thường xuyên. Khiến cho người bệnh chủ quan không phát hiện được. Thời gian sau, các triệu chứng thường xuyên xuất hiện với mức độ nặng hơn.

Dấu hiệu viêm loét dạ dày - tá tràng

Cần lưu ý các dấu hiệu để sớm phát hiện bệnh

Bạn đọc cần cảnh giác một số dấu hiệu bệnh như:

Đau bụng vùng thượng vị

Đau bụng vùng thượng vị (  đau vùng bụng trên rốn ) là một dấu hiệu thường gặp của bệnh. Đặc biệt, nếu bị viêm dạ dày thì sẽ đau khi ăn no. Còn nếu viêm tá tràng thì sẽ đau khi đói hoặc sau ăn 2 – 3 tiếng. 

Cơn đau xuất hiện với các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào từng tình trạng bệnh. Có thể đau âm ỉ, đau tức bụng hay thậm trí là đau bụng từng cơn. Đặc biệt xảy ra khi người bệnh ăn những thực phẩm kích thích dạ dày như đồ ăn chua cay, nóng, rượu bia,…

Đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn

Dạ dày và tá tràng là nơi chứa đựng và thực hiện quá trình tiêu hoá thức ăn. Do vậy, khi viêm gây khó khăn trong quá trình tiêu hoá. Dẫn tới triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, nôn và buồn nôn sau khi ăn.

Ợ hơi, Ợ chua, nóng rát vùng thượng vị

Ợ hơi, ợ chua là dấu hiệu phổ biến của bệnh. Có thể kèm theo cảm giác nóng rát vùng thượng vị. Tuy nhiên, ợ nóng và nóng rát vùng thượng vị thường xuất hiện ở những bệnh nhân bị Trào ngược dạ dày thực quản hơn.

Các triệu chứng khác

Ngoài các triệu chứng trên, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khác. Như: chán ăn, ăn uống không ngon miệng, mất ngủ, rối loạn tiêu hoá,… Ở thời kỳ viêm dạ dày cấp tính còn có dấu hiệu sốt 39 – 40 ˚C. 

Các dấu hiệu của viêm loét dạ dày – tá tràng rất dễ nhầm lẫn với bệnh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản. Cần phân biệt rõ 2 bệnh này với nhau để có phương pháp điều trị hợp lý.

Xem Ngay: Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản là gì? Dấu hiệu phát hiện bệnh

Khi có các dấu hiệu trên, bạn nên đến cơ sở t tế để được thăm khám và chẩn đoán bệnh chính xác. Từ đó phát hiện bệnh sớm và có quá trình điều trị hiệu quả.

Viêm Loét Dạ Dày – Tá Tràng Có Nguy Hiểm Không?

Viêm loét dạ dày – tá tràng tuy là bệnh lý phổ biến nhưng lại có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của người bệnh nếu không được kiểm soát và điều trị hợp lý.

Một số biến chứng mà bệnh có thể gây ra:

Xuất huyết đường tiêu hoá trên

Viêm loét tiến triển nặng có thể gây xuất huyết với biểu hiện đau bụng vùng thượng vị dữ dội, nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen. Đây là một biến chứng cần được cấp cứu nhanh chóng.

Thủng dạ dày, tá tràng

Tình trạng viêm loét diễn ra nhiều năm có thể bào mòn các lớp tế bào và gây thủng dạ dày, tá tràng. Bệnh nhân bị đau bụng dữ dội vùng thượng vị hoặc lan toả khắp bụng. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể sốc toàn thân, truỵ mạch và tử vong.

Hẹp môn vị

Môn vị là đoạn nối giữa dạ dày và tá tràng. Với những ổ viêm loét nằm gần môn vị, tiến triển nhiều năm có thể gây viêm xơ và hẹp môn vị. Hậu quả là thức ăn từ dạ dày khó lưu thông xuống tá tràng, ứ đọng và gây phình dạ dày. Người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, sụt cân nhanh và thường xuyên bị nôn sau khi ăn.

Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là biến chứng nguy hiểm và nặng nề của viêm loét dạ dày. Đây là loại ung thư đường tiêu hoá phổ biến thứ 2 ở Việt Nam. Các biểu hiện của bệnh không đặc hiệu và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Lưu ý các dấu hiệu chán ăn, ăn k ngon, bụng đau âm ỉ mất tính chất chu kỳ, nôn hay đại tiện ra máu, sụt cân nhanh bất thường,…

 Xem thêm: 7 dấu hiệu giúp phát hiện sớm ung thư dạ dày

Viêm loét dạ dày tá tràng có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Việc sớm phát hiện bệnh sẽ giúp quá trình điều trị được dễ dàng hơn. Đồng thời, ngăn ngừa biến chứng hiệu quả.

Chẩn Đoán Viêm Loét Dạ Dày – Tá Tràng

Chẩn đoán viêm loét dạ dày - tá tràng

Chẩn đoán giúp xác định chính xác bệnh

Bác sĩ có thể nghi ngờ bạn mắc viêm loét dạ dày – tá tràng thông quá các dấu hiệu mà bạn gặp phải. Tuy nhiên, để chẩn đoán chắc chắn hơn, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm như:

Nội soi dạ dày – tá tràng

Trong quá trình nội soi, bác sĩ sẽ đưa 1 ống nội soi mềm xuống cổ họng vào thực quản, xuống dạ dày và tới ruột non. Camera gắn trên ống nội soi sẽ được ghi lại và chiếu trên màn hình. Giúp bác sĩ xác định được các vết viêm loét, xung huyết hay tổn thương trên niêm mạc dạ dày, tá tràng.

Trong quá trình nội soi dạ dày, nếu phát hiện khu vực nghi ngờ, bác sĩ có thể lấy 1 mẫu mô và kiểm tra sinh thiết. 

Xét nghiệm tìm vi khuẩn HP 

Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm loét dạ dày – tá tràng. Việc xét nghiệm tìm vi khuẩn HP có liên quan trực tiếp đến xây dựng phác đồ điều trị. Nếu bạn bị nhiễm vi khuẩn HP, đơn thuốc điều trị của bạn cần thêm các kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh này.

Bác sĩ có thể phát hiện vi khuẩn HP thông qua xét nghiệm máu, xét nghiệm phân hoặc xét nghiệm hơi thở.

Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày – Tá Tràng

Điều trị viêm dạ dày – tá tràng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Đối với trường hợp Viêm dạ dày cấp tính do thuốc chống viêm không steroid hoặc rượu có thể thuyên giảm bằng cách ngừng sử dụng các chất này.

Thuốc tây trị viêm loét dạ dày – tá tràng

Các nhóm thuốc thường được sử dụng hiện nay:

Thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn HP

Để tiêu diệt vi khuẩn HP, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp các loại thuốc kháng sinh. Chẳng hạn như Clarithromycin, Amoxicillin, Metronidazole,… Cần sử dụng kháng sinh đủ thời gian theo chỉ định của bác sĩ để tránh gây hiện tượng nhờn thuốc.

Thuốc ức chế bơm proton

Nhóm thuốc ức chế bơm proton làm giảm axit dạ dày bằng cách ngăn chặn hoạt động của các tế bào tạo ra axit. Những loại thuốc này bao gồm Omeprazole, Lansoprazole, Rabeprazole, Esomeprazol, Dexlansoprazole, Pantoprazole,…

Tuy nhiên, sử dụng thuốc ức chế bơm proton trong thời gian dài, đặc biệt ở liều cao có thể làm tăng nguy cơ gãy xương hông, cổ tay và cột sống. Giảm hấp thu vitamin B12 gây thiếu máu, tổn thương thận,…

Thuốc kháng Histamin H2

Thuốc kháng Histamin H2 giúp giảm lượng axit tiết ra, giúp giảm đau do viêm dạ dày. Bao gồm các loại thuốc như famotidine, cimetidine và nizatidine… Khi sử dụng kéo dài làm tăng nguy cơ thiếu vitamin B12, rối loạn tiêu hoá, chóng mặt,… Nghiêm trọng hơn là gây thiểu năng tình dục và vú to ở nam giới.

Thuốc trung hòa axit dạ dày

Các thuốc trung hòa axit dạ dày giúp giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên có thể gây ra các tác dụng phụ như táo bón, tiêu chảy,..tuỳ thuộc vào các thành phần thuốc.

Một số thuốc trung hòa axit dạ dày như các muối nhôm ( hydroxyd, carbonat, phosphat), muối Magiê ( hydroxyd, carbonat, trisilicat)…

Nhược điểm của nhóm thuốc này là tác dụng ngắn, thường chỉ kéo dài khoảng 3 tiếng. Đồng thời gây nhiều tác dụng phụ. Điển hình là nhóm thuốc chứa nhôm gây táo bón, nhóm chứa Magiê gây tiêu chảy,… Hợp chất của nhôm gây xốp xương. 

Đặc biệt, những hợp chất chứa nhôm, canxi, Magiê dễ tạo phức với kháng sinh, làm cản trở hấp thu kháng sinh.

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

Một số loại thuốc có tác dụng bao vết loét, bảo vệ niêm mạc dạ dày thường được sử dụng như bismuth, sucralfat,…

Xem thêm: 5 Nhóm Thuốc Trị Viêm Loét Dạ Dày Thường Dùng Nhất Hiện Nay

Đông y trị viêm loét dạ dày – tá tràng

Sử dụng thuốc tây kéo dài, đặc biệt là kháng sinh gây hiện tượng nhờn thuốc. Bệnh thường xuyên tái đi tái lại. Đồng thời, thuốc tây gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khoẻ. Do vậy, ngày càng nhiều người bệnh quan tâm và tìm kiếm các phương pháp điều trị từ Đông y do tính hiệu quả và an toàn. 

Các thảo dược đông y có ưu điểm là an toàn, nhất là khi phải sử dụng kéo dài như khi bị viêm dạ dày – tá tràng.

Trong đó, đáng chú ý nhất là 3 thảo dược được sử dụng nhiều theo kinh nghiệm dân gian và đã được các nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng như:

  • Đơn nem

Có tác dụng trung hoà, giảm tiết axit dạ dày, kháng viêm và nhanh lành viêm loét nên dân gian dùng để chữa viêm loét dạ dày, viêm tá tràng và trào ngược dạ dày thực quản. Bên cạnh đó còn có thể dùng đơn nem để chữa ho và các vết thương hở.

  • Lá khôi

Có tác dụng trung hoà, giảm axit dạ dày và làm se vết loét dạ dày. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh tác dụng của lá khôi trong các bệnh lý về dạ dày như

+ Tài liệu luận án tiến sĩ của TS. Lê Thị Thu Hương – Đại học tự nhiên – Đại học quốc gia Hà Nội chỉ rõ: Thực nghiệm trên chuột bạch và thỏ cho thấy lá khôi tía có tác dụng ức chế tế bào ung thư trên Invivo.

+ Nghiên cứu tại Bệnh viện Quân Y 108 nhận thấy: Lá khôi có thể cải thiện các triệu chứng như ợ hơi, khó tiêu, đau bụng thượng vị,…ở 80% các trường hợp mắc bệnh. 

  • Ngải tiên

Trong ngải tiên chứa hoạt chất Diterpenes coronerin có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Đồng thời, kháng viêm, hỗ trợ tái tạo và phục hồi niêm mạc dạ dày, tá tràng hiệu quả.

Giải pháp vàng cho viêm loét dạ dày – tá tràng

Dạ Dày An Châu là sản phẩm có sự kết hợp của 3 thành phần thảo dược chính gồm: Cao đơn nem, Cao lá khôi, Cao ngải tiên. Mang lại tác dụng hiệp đồng giúp trung hòa axit, giảm tiết axit dạ dày, giảm viêm loét hiệu quả:

  • Hỗn hợp dịch chiết Ngải tiên và Đơn nem được chứng minh làm lành viêm dạ dày – thực quản hơn gấp nhiều lần thông thường.
  • Giảm tiết acid, trung hòa dịch vị ngăn trào ngược dạ dày thực quản giúp giảm các chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát thực quản.
  • Phục hồi cơ vòng tâm vị ( Van dạ dày), không cho acid từ dạ dày trào lên thực quản ngừa tái phát.
dạ dày an châu

Dạ Dày An Châu – Giải pháp cho trào ngược và viêm loét dạ dày

Liên hệ trực tiếp đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.0089 để được các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh và các giải pháp điều trị hợp lý.

>>  Xem thông tin chi tiết về Dạ Dày An Châu: TẠI ĐÂY

Viêm Loét Dạ Dày – Tá Tràng Nên Ăn Gì? Kiêng Gì?

Người bệnh cần đặc biệt lưu ý chế độ ăn uống. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh và hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Người bệnh cần lưu ý:

  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá, đồ uống có gas…
  • Hạn chế các thực phẩm chua, cay nóng, đồ ăn sống
  • Tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả tươi
  • Sinh hoạt điều độ, tránh stress, căng thẳng quá mức.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về Viêm loét dạ dày – tá tràng. Mọi câu hỏi về bệnh cần được giải đáp, vui lòng gọi trực tiếp tới Tổng đài tư vấn miễn cước: 1800.0089 hoặc nhắn tin qua Zalo/Messenger để được hỗ trợ tốt nhất. Chúc các bạn sức khỏe!

Lưu ý: Những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh.

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *