Nhiều người gặp phải triệu chứng Ợ chua buồn nôn nhưng lại không biết đây là dấu hiệu của bệnh lý gì? Có nguy hiểm không và có những cách nào để điều trị. Đọc ngay bài viết dưới đây là giải đáp những thắc mắc trên.
5 nguyên nhân gây ợ chua buồn nôn
Tình trạng Ợ chua, buồn nôn có thể do các nguyên nhân sau:
1. Do ngộ độc thực phẩm
Khi ăn các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm bị ôi thiu, nấm mốc, thực phẩm sống có thể dẫn tới ngộ độc thực phẩm.
Các độc tố hoặc vi khuẩn, nấm mốc trong thực phẩm tiết ra những chất độc. Dẫn tới các triệu chứng như ợ chua, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy,…
Trường hợp ngộ độc gây tiêu chảy nặng có thể dẫn tới mất nước. Cần lưu ý bổ sung nước và điện giải trong các trường hợp tiêu chảy nhiều.
2. Do căng thẳng, stress
Khi bạn bị lo lắng, căng thẳng và stress có thể gây kích thích bài tiết axit dịch vị nhiều hơn mức bình thường. Dư thừa axit tại dạ dày gây tình trạng ợ hơi, buồn nôn, ợ chua, ợ nóng,…
Đặc biệt, khi stress kéo dài gây tăng tiết axit thường xuyên có thể dẫn tới nguy cơ gặp các bệnh dạ dày. Trong đó phổ biến là viêm loét dạ dày tá tràng và trào ngược dạ dày thực quản.
3. Do trào ngược dạ dày – thực quản
Trào ngược dạ dày – thực quản là bệnh lý phổ biến gây ra tình trạng ợ hơi, buồn nôn. Đây là tình trạng axit và các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Gây ra các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, nóng rát vùng ngực, buồn nôn, nôn,…
Nếu không được phát hiện và điều trị hợp lý có thể dẫn tới nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm. Trong đó có viêm loét thực quản, hẹp thực quản, barrett thực quản và ung thư thực quản.
Xem thêm: Trào ngược dạ dày thực quản là gì? Tất cả thông tin cần biết về bệnh
4. Do viêm loét dạ dày – tá tràng
Bên cạnh trào ngược dạ dày thì viêm loét dạ dày cũng là bệnh lý phổ biến gây tình trạng ợ hơi, buồn nôn. Có nhiều nguyên nhân có thể gây viêm loét dạ dày – tá tràng. Như căng thẳng – stress, các thuốc NSAIDs, Vi khuẩn Helicobacter pylori ( Vi khuẩn HP ) và chế độ ăn uống không hợp lý.
Bên cạnh ợ chua, buồn nôn thì viêm loét dạ dày – tá tràng còn có thể gây ra các triệu chứng khác như đau bụng vùng thượng vị, ợ hơi,…
Viêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh lý có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, thủng ổ loét, hẹp môn vị và ung thư dạ dày.
Xem thêm: Những điều cần biết về bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng
5. Ung thư dạ dày
Ung thư giai đoạn đầu thường gây các triệu chứng mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hoá khác. Khiến người bệnh chủ quan, đến khi phát hiện thì ung thư đã ở giai đoạn nặng.
Một số dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn đầu như ợ chua, buồn nôn, đau bụng vùng thượng vị, đầy bụng sau khi ăn, chán ăn. Khi ung thư đã phát triển có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn như nôn ra máu, đi ngoài phân đen, sụt cân bất thường,…
Xem thêm: Cách phát hiện ung thư dạ dày từ sớm
Điều trị ợ chua buồn nôn
Điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng này.
- Trường hợp ợ chua, buồn nôn do nguyên nhân là ngộ độc thực phẩm, người bệnh cần điều trị ngộ độc. Với trường hợp ngộ độc nhẹ có thể tự khỏi được. Tuy nhiên, bạn nên đến bệnh viện khi bị ngộ độc với các triệu chứng nặng nề.
- Trường hợp nguyên nhân bắt nguồn từ stress, căng thẳng thì bạn cần thay đổi lối sống. Cố gắng giữa tinh thần thoải mái, có thể áp dụng các cách như thiền, yoga, chạy bộ, tập thể dục thể thao,…
- Trường hợp trào ngược và viêm loét dạ dày thì bạn cần điều trị tình trạng trào ngược và viêm loét dạ dày. Khi điều trị khỏi bệnh thì ợ chua và buồn nôn sẽ biến mất.
- Trường hợp do ung thư dạ dày, người bệnh cần điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Các biện pháp giảm ợ chua buồn nôn
Bên cạnh việc điều trị nguyên nhân gây ợ chua buồn nôn, bạn đọc có thể tham khảo một số mẹo sau để giúp dễ chịu hơn:
Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh
- Không bỏ bữa sáng
- Hạn chế các thực phẩm gây ảnh hưởng xấu tới dạ dày như đồ uống có cồn ( rượu, bia ), nước có gas, đồ ăn cay nóng, chua…
- Tránh xa các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm ôi thiu, nấm mốc, lên men,…
- Giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi thư giãn hợp lý. Tránh stress làm cho tình trạng nặng thêm
Sử dụng một số loại trà thảo mộc
Một số thảo dược thiên nhiên có thể giúp bạn giảm được chứng ợ chua buồn nôn rất hiệu quả. Trong đó phải kể đến:
Trà gừng
Gừng tính ấm, có tác dụng làm giảm buồn nôn rất hiệu quả. Dân gian thường sử dụng Gừng để chữa buồn nôn/nôn ói và tăng cường chức năng tiêu hoá.
Bạn có thể pha trà gừng với nước ấm và thưởng thức để giảm được tình trạng ợ chua buồn nôn.
Trà hoa cúc
Trong hoa cúc chưa các hoạt chất có tính chống viêm và kháng khuẩn nhẹ. Bên cạnh đó, hoa cúc còn giúp an dịu hệ thần kinh, hỗ trợ rất tốt cho tình trạng stress nhiều. Nhờ những tác dụng như vậy, trà hoa cúc được sử dụng rất phổ biến giúp cải thiện nhiều chứng bệnh, trong đó có tình trạng ợ chua buồn nôn.
Ngâm 1 muỗng canh (2 gam) hoa cúc khô vào 1 cốc (240 ml) nước nóng trong 5–10 phút.
Trà thì là
Thì là là một loại rau thơm và từ lâu chúng là được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên cho nhiều loại bệnh. Bao gồm đau dạ dày, tiêu chảy và táo bón, buồn nôn.
Cho 2g hạt thì là khô vào khoảng 250ml nước nóng. Hãm trong 5 – 10 phút và thưởng thức nước trà.
Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã phần nào hiểu được Ợ chua buồn nôn là dấu hiệu của bệnh lý gì. Để chắc chắn hơn, bạn nên đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra chẩn đoán. Từ đó có biện pháp điều trị phù hợp. Chúc các bạn sức khỏe!
Lưu ý: Những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh.