Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng cho người bệnh viêm loét dạ dày. Nhiều thực phẩm có thể hỗ trợ cải thiện rất tốt tình trạng viêm loét, trong khi có một số thực phẩm lại có xu hướng làm bệnh thêm nặng. Vậy, khi bị viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì để tốt cho dạ dày? Mời bạn đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn!
Người bệnh Viêm loét dạ dày nên ăn gì?
Biết được các thực phẩm phù hợp có thể giúp bạn giảm bớt cảm giác khó chịu do viêm loét dạ dày mang lại. Một số thực phẩm mà bạn nên ăn:
1. Rau củ và trái cây không chua
Các loại rau củ và trái cây không chua có thể giúp bảo vệ dạ dày. Đây là những nguồn chứa chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa rất tốt, có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào và bệnh tật.
Bạn nên ăn các loại rau củ như bắp cải, củ cải, cải xoăn, cải bina, dưa chuột, khoai tây trắng, cà rốt,…
Các loại trái cây ít axit như bí đỏ, việt quất, dâu tây, táo, anh đào, mâm xôi… cũng nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày.
Lưu ý:
Nên chọn các loại rau xanh tươi non, tránh ăn rau quá già. Vì chất xơ trong rau già khó tiêu hoá, cọ xát vào vết tổn thương tại dạ dày khiến viêm thêm nặng.
Chế biến rau củ thành các món luộc, hấp để dạ dày dễ tiêu hoá hơn.
2. Viêm loét dạ dày nên ăn gì? Đừng quên ngũ cốc
Nhiều người thích ăn bánh mì nguyên hạt, gạo lứt, mì ống và các loại ngũ cốc khác. Tuy nhiên, nếu bạn đang có các triệu chứng viêm dạ dày thì cơm trắng sẽ dễ tiêu hoá hơn. Bên cạnh đó, lúa mạch và yến mạch là những lựa chọn bổ dưỡng khác.
3. Cá biển rất tốt cho người viêm loét dạ dày
Các loại cá biển như cá hồi, cá thu, cá trích và cá mòi rất giàu omega – 3 và chất béo lành mạnh, tốt cho người bệnh dạ dày.
Tuy nhiên, cũng không nên bổ sung quá nhiều. Các chuyên gia khuyên rằng, trung bình 1 tuần nên ăn từ 2 – 3 bữa cá để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
4. Viêm loét dạ dày nên ăn gì? Bổ sung ngay nghệ
Trong nghệ chứa Curcumin – đây là một hoạt chất có khả năng chống viêm, chống oxy hoá và giúp nhanh lành vết thương. Do vậy, y học cổ truyền còn ứng dụng nghệ để bào chế ra các bài thuốc nam chữa viêm dạ dày vô cùng hiệu quả.
Bạn có thể thêm gừng vào các món ăn hàng ngày như một gia vị. Hoặc sử dụng các bài thuốc từ nghệ để cho hiệu quả rõ rệt.
5. Viêm loét dạ dày nên ăn Gừng
Gừng có đặc tính chống viêm tự nhiên và giúp cải thiện một số triệu chứng của viêm dạ dày như đầy bụng, khó tiêu, đau bụng… Bạn có thể bổ sung gừng vào các món ăn hàng ngày như một gia vị để tăng hương vị cho món ăn. Hoặc có thể uống trà gừng, ăn gừng sống để hỗ trợ cải thiện chức năng hệ tiêu hoá.
Xem thêm: Mách bạn đau dạ dày uống nước gì để nhanh cải thiện bệnh?
6. Bông cải xanh
Các nhà khoa học đã phát hiện trong bông cải xanh có chứa sulforaphane. Đây là một chất hoá học có khả năng kháng khuẩn. Đồng thời, bông cải xanh còn chứa chất chống oxy hoá, giúp bảo vệ tế bào và chống lại ung thư. Do vậy, ăn bông cải xanh có thể giúp giảm hoặc ngăn ngừa nguy cơ ung thư dạ dày.
7.Nước ép bắp cải
Nước ép bắp cải tươi đã được các nhà khoa học chứng minh tác dụng làm lành viêm loét dạ dày rất hiệu quả. Cụ thể, nước ép bắp cải giúp điều hoà sự co bóp của dạ dày, hỗ trợ kích thích sự tái tạo của niêm mạc dạ dày tại ổ viêm loét.
Hiện nay, rất nhiều nước trên thế giới sử dụng nước ép rau bắp cải để trị viêm loét dạ dày và cho hiệu quả tốt.
Xem chi tiết tại bài viết: Bài Thuốc Nam Chữa Viêm Loét Dạ Dày Vô Cùng Hiệu Quả
Người bệnh Viêm loét dạ dày nên kiêng ăn gì?
Tránh xa những thực phẩm gây hại dạ dày sẽ giúp bạn kiểm soát tốt viêm loét và ngăn ngừa các triệu chứng khó chịu.
Người bệnh viêm loét dạ dày nên kiêng các thực phẩm sau:
1. Đồ uống có cồn
Các loại đồ uống có cồn như rượu, bia cũng là 1 trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng. Đồng thời, chúng cũng làm nặng thêm các triệu chứng của viêm loét như đau bụng, đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu,… Do vậy, bạn nên tránh xa rượu bia khi bị viêm dạ dày.
2. Viêm loét dạ dày nên kiêng ăn gì? Tránh xa trái cây có tính axit
Các loại trái cây có tính axit như cam, chanh, quýt, bưởi,… có thể gây tăng lượng axit trong dạ dày và làm khởi phát các triệu chứng của bệnh.
3. Viêm dạ dày nên kiêng thực phẩm cay
Các thực phẩm cay nóng ớt gây kích ứng niêm mạc dạ dày vốn đã bị tổn thương. Làm các triệu chứng của bệnh thêm khó chịu và nặng thêm tình trạng viêm loét.
4. Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Các thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ như xúc xích, thịt xông khói, giăm bông, thịt nướng, khoai tây chiên,… có thể gây đầu bụng, khó tiêu khi sử dụng.
5. Cà phê và đồ uống có gas
Trong cà phê chứa cafein làm tăng co bóp và tăng tiết dạ dày khiến viêm loét dạ dày nặng lên. Bên cạnh đó, đồ uống có gas gây đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu ở người bệnh viêm loét. Vì vậy, bạn nên hạn chế các thực phẩm này.
6. Thuốc lá
Những người hút thuốc lá dễ bị viêm loét dạ dày – tá tràng nhiều hơn những người không hút thuốc. Bên cạnh đó, hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori ( vi khuẩn HP ). Đây là một nguyên nhân thường gặp gây viêm loét dạ dày.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ của chúng tôi. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã biết người bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì. Từ đó, hiểu cách xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày được tốt nhất. Chúc bạn sức khỏe!
Xem thêm: 【Mách mẹo】TOP 5 cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà
Lưu ý: Những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì về bệnh trào ngược dạ dày thực quản và các cách điều trị. Hãy gọi ngay đến Hotline: 1800 0089 hoặc quay về trang chủ: https://dadayanchau.com/ để đọc thêm nhiều kiến thức bệnh học