Trước khi sử dụng thuốc trị viêm loét dạ dày, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để thăm khám. Nhận biết được nguyên nhân gây viêm loét, từ đó sử dụng thuốc hợp lý và hiệu quả.
Các Nhóm Thuốc Trị Viêm Loét Dạ Dày Thường Dùng
Dưới đây là 5 nhóm thuốc trị viêm loét dạ dày thường dùng nhất hiện nay:
1. Thuốc ức chế tiết axit dạ dày
Có 2 nhóm ức chế tiết axit dạ dày thường dùng trong điều trị viêm loét dạ dày. Gồm thuốc kháng histamin H2 và ức chế bơm proton. Tuy cơ chế hoạt động của 2 nhóm thuốc này khác nhau nhưng chúng đều giúp giảm tiết axit dạ dày. Giảm các triệu chứng khó chịu của viêm loét dạ dày tá tràng như đau bụng vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua,…
Thuốc kháng histamin H2
Thuốc kháng histamin H2 ngăn chặn tiết axit dạ dày thông qua ức chế thụ thể histamin H2 ở tế bào thành dạ dày.
Gồm một số thuốc phổ biến như cimetidin, ranitidin, famotidin, nizatidin…
Ưu điểm:
Thuốc hấp thụ tốt sau khi uống và giúp giảm tiết axit hiệu quả tới 70% axit trong 24 giờ. Thường được sử dụng trong những trường hợp người bệnh có viêm loét nhẹ hoặc giúp giảm tiết axit vào ban đêm.
Nhược điểm:
Thuốc chỉ giúp giảm tiết axit dịch vị, không giúp làm lành vết tổn thương viêm loét. Do vậy, khi sử dụng cần kết hợp với các thuốc bao phủ vết ổ loét, bảo vệ dạ dày.
Thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, đặc biệt khi phải sử dụng kéo dài. Trong đó điển hình có các tác dụng phụ như:
- Rối loạn tiêu hoá: tiêu chảy, táo bón
- Tác dụng phụ trên thần kinh: Chóng mặt, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi
- Hạ huyết áp, ban đỏ
- Dùng lâu có nguy cơ gây mất ham muốn tính dục, bất lực và vú to ở nam giới
Bên cạnh các tác dụng phụ, bệnh nhân còn phải đối mặt với nguy cơ tương tác thuốc khác. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Thuốc bài chuyển hoá và bài tiết qua gan và thận nên cần sử dụng thận trọng ở những người bị bệnh gan, thận.
Thuốc ức chế bơm proton ( PPI )
Thuốc ức chế không thuận nghịch bơm proton, giúp giảm bài tiết axit dạ dày do mọi nguyên nhân. Từ đó giảm nhanh các triệu chứng đau bụng trên rốn, ợ hơi, ợ chua,…
Đây là một trong những thuốc trị viêm loét dạ dày tá tràng được sử dụng rộng rãi nhất trong lâm sàng.
Tại Việt Nam, hiện có 6 loại được sử dụng phổ biến. Gồm: omeprazole, lansoprazole, dexlansoprazol, pantoprazole, rabeprazole và esomeprazole.
Ưu điểm:
Thuốc dung nạp tốt vào cơ thể, hiệu quả ức chế giảm tiết axit mạnh ( tới 80 – 95% ). Giúp giảm các triệu chứng nhanh và hỗ trợ lành vết loét nhanh hơn thuốc kháng histamin H2.
Nhược điểm:
Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khoẻ như:
- Rối loạn tiêu hoá: Khô miệng, tiêu chảy, táo bón, đau bụng, đầy bụng, buồn nôn và nôn.
- Đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi
- Tăng nguy cơ ung thư dạ dày
- Nguy cơ nhiễm trùng nặng do vi khuẩn C. Difficile
- Ảnh hưởng đến sự hấp thu vitamin B12
- Tăng nguy cơ loãng xương kéo dài, đặc biệt ở người già
- Nguy cơ viêm thận kẽ cấp tính
Các thuốc ức chế bơm proton cũng có thể tương tác với các thuốc khác và làm mất/giảm tác dụng của các thuốc đó. Do vậy, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Bên cạnh đó, thuốc không tác động được vào căn nguyên gây viêm loét, do vậy chỉ có tác dụng giúp cải thiện triệu chứng tạm thời.
>> Xem ngay: Tất cả các thông tin cần biết về viêm loét dạ dày << Ai cũng cần biết
2. Thuốc trung hòa axit dạ dày ( antacid )
Các thuốc nhóm này thường có chứa các thành phần có tính kiềm như magie trisilicat, nhôm hydroxit, canxi carbonate,… giúp trung hòa axit dạ dày và giảm các triệu chứng viêm loét dạ dày.
Ưu điểm:
Thuốc giảm nhanh các triệu chứng do viêm loét dạ dày – tá tràng gây ra như: đau bụng vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua,…
Nhược điểm:
Thuốc thường gây nhiều tác dụng phụ như:
- Thuốc chứa carbonat và bicarbonat phản ứng với axit tạo CO2, gây đầy bụng, chướng hơi, buồn nôn.
- Thuốc chứa NaHCO3 có thể gây nhiễm kiềm huyết, giữ nước
- Thuốc chứa Magie hydroxit gây tiêu chảy, chứa nhôm hydroxit gây táo bón.
Đặc biệt, thuốc có thể tương tác và làm ảnh hưởng đến nhiều thuốc khác. Do vậy, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Magie và Nhôm được thải trừ qua thận, không nên sử dụng lâu dài.
3. Thuốc bao phủ ổ loét ( Sucralfat )
Thuốc có tác dụng bao phủ ổ loét ở dạ dày, tá tràng. Cụ thể, khi đi vào dạ dày, thuốc tạo phức với các protein trong dịch vị. Tạo thành lớp chất nhầy bao phủ và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Sucralfat cần được hoạt hoá trong môi trường axit. Do vậy, nên dùng thuốc trước ăn 1 giờ.
Ưu điểm:
Bao phủ ổ loét, ngăn ngừa tổn thương và giúp các vết loét nhanh lành hơn.
Nhược điểm:
Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như táo bón. Cần sử dụng thận trọng ở bệnh nhân suy thận.
Thuốc có thể ngăn cản sự hấp thu của một số thuốc khác. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
4. Bismuth
Bismuth bao phủ vết loét tạo thành một lớp bảo vệ chống lại axit dạ dày và pepsin. Đồng thời kích thích tiết bicarbonat và chất nhầy bảo vệ dạ dày, tá tràng.
Thường được sử dụng trong phác đồ kết hợp 4 thuốc điều trị viêm loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori ( HP )
Thuốc có thể làm phân và lưỡi có màu đen, sử dụng thận trọng ở bệnh nhân suy thận.
5. Thuốc kháng sinh điều trị vi khuẩn HP
Vi khuẩn Helicobacter pylori ( HP ) là nguyên nhân phổ biến gây viêm loét dạ dày. Ở những trường hợp bị viêm loét dạ dày do HP cần sử dụng thuốc kháng sinh để diệt khuẩn.
Một số thuốc kháng sinh thường được sử dụng như: amoxicillin, clarithromycin, tetracyclin, metronidazole ….
Hiện nay, tình trạng vi khuẩn kháng thuốc đã trở nên phổ biến. Người bệnh cần đi thăm khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý dùng thuốc bởi có thể dẫn tới vi khuẩn kháng thuốc, gây khó khăn trong điều trị.
Lưu Ý Khi Sử Dụng Thuốc Tây Trị Viêm Loét Dạ Dày
- Người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám và nghe lời khuyên từ bác sĩ để có hiệu quả điều trị tốt nhất.
- Khi sử dụng thuốc, cần tuân thủ theo đúng liệu trình và liều lượng mà bác sĩ đã chỉ định. Không nên thấy bệnh đỡ mà bỏ ngang không dùng thuốc.
- Cần thông báo cho bác sĩ biết những thuốc hoặc sản phẩm mình đang dùng. Bác sĩ sẽ cân nhắc nguy cơ xảy ra tương tác giữa các thuốc đó.
- Cần kết hợp sử dụng thuốc cùng xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.
- Thông thường, cần sử dụng các thuốc với nhau để có hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên kèm theo đó là nguy cơ đối mặt với nhiều tác dụng phụ gây hại đến sức khoẻ hơn. Do vậy, cần theo dõi các tác dụng phụ mà thuốc có thể gây ra. Nếu có nghi ngờ về việc gặp các tác dụng phụ, hãy liên hệ với bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.
Nhận thấy nhiều trở ngại trong lựa chọn thuốc trị viêm loét dạ dày, đặc biệt là tác dụng phụ do thuốc gây ra. Do vậy, sử dụng thuốc nam chữa viêm loét dạ dày ngày càng được nhiều người bệnh ưa chuộng và mang lại hiệu quả bất ngờ.
Dạ Dày An Châu – Giải pháp tối ưu cho trào ngược và viêm loét dạ dày tá tràng
Dạ Dày An Châu là sản phẩm đầu tiên trên thị trường ứng dụng sự kết hợp Đơn nem, Lá khôi và Ngải tiên. Tạo nên cơ chế tác động chuyên biệt:
- Hỗn hợp dịch chiết Ngải tiên và Đơn nem được chứng minh làm lành viêm dạ dày tá tràng, thực quản hơn gấp nhiều lần thông thường.
- Giảm tiết acid, trung hòa dịch vị ngăn trào ngược dạ dày thực quản giúp giảm các chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát thực quản.
- Phục hồi cơ vòng tâm vị ( Van dạ dày), không cho acid từ dạ dày trào lên thực quản ngừa tái phát.
Sản phẩm lưu hành nhiều năm trên thị trường, được nhiều người bệnh đón nhận và tin tưởng.
Dạ Dày An Châu là sản phẩm được ứng dụng bởi nghiên cứu của Viện Y Học Bản Địa Việt Nam. Đồng thời, được kiểm chứng “ An toàn và hiệu quả” tại Đại Học Y Hà Nội.
Đặc biệt! đề tài được Cục quản lý y, dược cổ truyền – Bộ Y Tế lựa chọn là sản phẩm tiêu biểu tại hội thảo khoa học y dược cổ truyền toàn quốc lần thứ nhất.
➤ Tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm: TẠI ĐÂY
Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như về bệnh viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày, bạn hãy gọi điện đến tổng đài miễn cước 1800.0089hoặc nhắn tin Zalo/Messenger để được chuyên gia giải đáp tốt nhất.
Lưu ý: Những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh.