Trào ngược dạ dày tuy là bệnh lý không dễ dàng trị dứt điểm nhưng nếu có phương pháp điều trị hợp thì thì hoàn toàn có thể kiểm soát được. Vậy, hiện nay có những phương pháp nào được dùng để điều trị trào ngược dạ dày? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Điều trị trào ngược dạ dày thực quản cần dựa trên 3 nguyên tắc sau:
- Cải thiện chức năng của cơ vòng thực quản dưới
- Thay đổi lối sống và sử dụng thuốc để giảm các triệu chứng do bệnh gây ra
- Hạn chế và phòng ngừa các biến chứng
Cần kết hợp giữa thay đổi thói quen sinh hoạt và các phương pháp dùng thuốc, phẫu thuật.
Thay đổi lối sống
Người bệnh cần xây dựng lối sống lành mạnh, tốt cho dạ dày như:
- Tránh ăn gần giờ ngủ ít nhất cách 30 phút sau ăn, tốt nhất là 3 tiếng sau ăn.
- Kê cao giường, tránh nằm nghiêng sang bên phải
- Ngủ đúng giờ, hạn chế nằm ngay sau khi ăn
- Hạn chế các thực phẩm kích thích dạ dày. Điển hình như đồ ăn cay, nóng, chua, đồ uống có gas, rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…
- Chia nhỏ ra nhiều bữa ăn
- Tránh căng thẳng, stress và tăng cân
Xem thêm: Trào ngược dạ dày nên ĂN GÌ, KIÊNG GÌ để cải thiện bệnh?
Giai đoạn đầu khi mới bị trào ngược dạ dày, người bệnh có thể đẩy lùi trào ngược dạ dày nhờ thay đổi thói quen xấu. Tuy nhiên ở giai đoạn sau, việc chỉ thay đổi lối sống thôi là không đủ giúp cải thiện các triệu chứng. Lúc này, người bệnh cần kết hợp sử dụng thuốc hay thậm trí là phẫu thuật.
Thuốc điều trị trào ngược dạ dày
Hiện nay, có 2 loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày: thuốc tây y và thuốc đông y. Mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng.
Thuốc tây y điều trị trào ngược dạ dày
Hiện nay, tây y chưa có thuốc đặc trị bệnh trào ngược dạ dày. Các thuốc hiện dùng thường giúp cải thiện triệu chứng do bệnh gây ra.
Các nhóm thuốc thường được dùng hiện nay:
1. Nhóm thuốc giảm tiết axit dạ dày
Gồm 2 loại: Thuốc kháng Histamin H2 và thuốc ức chế bơm proton
Thuốc kháng Histamin H2 ( chẹn H2 )
Thuốc kháng Histamin H2 là một loại thuốc ức chế histamin H2 tại tế bào viền ở dạ dày. Qua đó làm giảm tiết axit tại dạ dày.
Gồm một số loại thuốc như: Cimetidin, Raniditin, Famotidin,…
Thuốc hấp thu và cho tác dụng giảm tiết axit tại dạ dày khá tốt. Tuy nhiên, khi sử dụng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như:
- Hạ huyết áp
- Ban đỏ
- Rối loạn tiêu hoá: tiêu chảy, táo bón,…
- Chóng mặt, nhức đầu, nhầm lẫn, đau cơ
- Khi sử dụng kéo dài có thể gây thiểu năng tình dục, vú to ở nam giới
- Đặc biệt: Cimetidin ít được dùng do tương tác với nhiều thuốc khác. Ranitidin đã bị thu hồi do gây biến chứng ở tim mạch.
Nhóm thuốc ức chế bơm proton ( PPI )
Thuốc ức chế bơm proton cho hiệu quả cao hơn trong giảm tiết axit dịch vị dạ dày so với thuốc kháng histamin H2. HIện nay, thuốc ức chế bơm proton đã thay thế phần lớn các thuốc kháng histamin H2 trong điều trị trào ngược dạ dày, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhiều người bệnh.
Gồm một số loại thuốc như: Omeprazol, Esomeprazol, Lansoprazol, Pantoprazole, dexlansoprazol, rabeprazol …
- Thuốc dung nạp khá tốt và có hiệu quả cao trong việc làm giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, thuốc nên dùng theo liều thấp nhất có hiệu quả với thời gian ngắn nhất. Bởi việc sử dụng kéo dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như:
- Rối loạn tiêu hoá: buồn nôn, nôn, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón,…
- Khô miệng, phù ngoại vi, hoa mắt, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi
- Đau khớp, đau cơ
- Viêm thận kẽ cấp tính
- Làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở đường tiêu hoá hoặc hô hấp
- Ảnh hưởng hấp thu vitamin B12
- Tăng nguy cơ gãy xương, loãng xương
Như vậy, cả thuốc kháng histamin H2 và thuốc ức chế bơm proton đều có nguy cơ gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khoẻ của người bệnh. Đặc biệt, thuốc giúp giảm tiết axit nhưng không loại bỏ được nguyên nhân gây trào ngược dạ dày và không giúp làm lành viêm loét tổn thương.
2.Nhóm thuốc prokinetics ( Thuốc điều hoà nhu động ruột )
Gồm: Metoclopramid, domperidon, itoprid, mosaprid,…
Thuốc giúp điều hoà nhu động ruột, giúp dạ dày rỗng nhanh hơn. Từ đó, hạn chế được nguy cơ trào ngược. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn nhóm thuốc giảm tiết axit. Bao gồm:
- Buồn ngủ, mệt mỏi
- Lo lắng, trầm cảm, khó chịu
- Rối loạn tiêu hoá: buồn nôn, nôn, tiêu chảy
- Rối loạn vận động
3. Nhóm thuốc tạo màng ngăn ( Alginat )
Thuốc hình thành màng ngăn alginat nổi trên dịch vị khi kết hợp với axit dạ dày. Từ đó bảo vệ niêm mạc thực quản khỏi tác hại của axit.
Gồm: Gaviscon, natri bicarbonat, natri alginat,…
Thuốc có ưu điểm tác dụng nhanh giúp bảo vệ niêm mạc thực quản. Tuy nhiên chỉ tác dụng nhất thời, không tác động trực tiếp được vào nguyên nhân nên khi ngừng sử dụng thì bệnh sẽ quay lại.
4. Nhóm thuốc kháng axit toàn thân ( antacid )
Thuốc giúp trung hòa acid trong dạ dày, giảm nhanh các triệu chứng của bệnh như đau bụng, ợ hơi, ợ chua,…
Natri bicarbonat và Calci carbonat là các antacid mạnh và tác dụng nhanh. Tuy nhiên chúng có khuynh hướng gây nhiễm kiềm toàn thân. Đồng thời có phản ứng ngược làm tăng tiết gastrin dẫn tới axit được tiết nhiều hơn trước. Do đó, các thuốc này hiện nay hầu như rất ít được dùng trong điều trị trào ngược dạ dày.
Các antacid khác như Nhôm hydroxit thường gây táo bón, sử dụng kéo dài gây mệt mỏi, khó chịu, chán ăn. Magie hydroxyd gây tiêu chảy, đặc biệt cần lưu ý khi sử dụng ở bệnh nhân suy thận.
Như vậy, tây y hiện nay chưa có thuốc đặc trị trào ngược dạ dày. Các thuốc hiện dùng chỉ giúp cải thiện triệu chứng do bệnh gây ra. Mặt khác, thuốc tây gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Về những điểm này, đông y tỏ ra có ưu thế hơn so với tây y trong điều trị căn bệnh gây nhiều khó chịu này.
Xem ngay: TOP 5 Thuốc Trị Trào Ngược Dạ Dày Sử Dụng Nhiều Nhất Hiện Nay
Thuốc đông y điều trị trào ngược dạ dày
Hiện nay, nhiều người bệnh quan tâm và sử dụng các thuốc đông y trị trào ngược dạ dày do tính an toàn và hiệu quả mà chúng mang lại.
Các thảo dược đông y có ưu điểm an toàn và lành tính, đặc biệt thường được sử dụng để trị các bệnh mãn tính kéo dài như trào ngược dạ dày.
Trong đó, đáng chú ý nhất là 3 loại thảo dược sau:
- Lá khôi (Ardisia silvestris) có tác dụng làm trung hoà và giảm tiết axit dạ dày, giảm đau trong loét đường tiêu hóa.
- Đơn nem (Maesa perlarius) giúp giảm chảy máu, giảm đau, nhanh liền vết thương.
- Ngải tiên (Hedychium coronarium) có tác dụng giảm đau kháng viêm, kháng khuẩn. Đặc biệt, ngải tiên còn tác động lên thần kinh thực vật giúp điều hoà co bóp của cơ vòng thực quản dưới, ngăn trào ngược hiệu quả.
Việc sử dụng sản phẩm kết hợp 3 thảo dược trên mang lại tác động kép vừa giúp trung hòa và giảm tiết axit dạ dày, vừa giúp nhanh lành viêm loét và ngăn trào ngược hiệu quả. Đây là một trong những lựa chọn điều trị trào ngược dạ dày đáng để cân nhắc.
Sản phẩm vàng cho người bệnh trào ngược dạ dày
Dạ Dày An Châu là sản phẩm đầu tiên trên thị trường ứng dụng sự kết hợp Đơn nem, Lá khôi và Ngải tiên. Tạo nên cơ chế tác động chuyên biệt:
- Hỗn hợp dịch chiết Ngải tiên và Đơn nem được chứng minh làm lành viêm dạ dày – thực quản hơn gấp nhiều lần thông thường.
- Giảm tiết acid, trung hòa dịch vị ngăn trào ngược dạ dày thực quản giúp giảm các chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát thực quản.
- Phục hồi cơ vòng tâm vị ( Van dạ dày), không cho acid từ dạ dày trào lên thực quản ngừa tái phát.
Sản phẩm lưu hành nhiều năm trên thị trường, được nhiều người bệnh đón nhận và tin tưởng.
Dạ Dày An Châu là sản phẩm được ứng dụng bởi nghiên cứu của Viện Y Học Bản Địa Việt Nam. Đồng thời, được kiểm chứng “ An toàn và hiệu quả” tại Đại Học Y Hà Nội.
Liên hệ trực tiếp đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800 0089 để được các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh và các giải pháp điều trị hợp lý.
Phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Thông thường khi điều trị thay đổi lối sống hay sử dụng các thuốc trị trào ngược dạ dày thất bại mới sử dụng phương pháp phẫu thuật tạo hình Nissen.
Phẫu thuật giúp khâu hẹp lỗ thực quản và tạo hình cơ tâm vị thông qua nội soi. Được sử dụng trong điều trị các bệnh lý như trào ngược dạ dày, thoát bị hoành.
- Ưu điểm: Ít đau, phục hồi nhanh
- Nhược điểm: Đây là một phẫu thuật khó. Đòi hỏi bác sĩ phải có kinh nghiệm trong phẫu thuật nội soi vùng tâm vị – thực quản. Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp 1 số biến chứng sau phẫu thuật. Gồm: nuốt khó, đau ngực, sa dạ dày, tiêu chảy do tổn thương dây thần kinh X, tràn khí màng phổi, chảy máu do tổn thương lách/gan, thủng thực quản. Khoảng 62% bệnh nhân phải dùng thuốc PPI sau phẫu thuật trung bình 10 năm.
Chi phí cho phẫu thuật nội soi tạo hình tâm vị theo phương pháp Nissen dao động khoảng 4,2 triệu đồng. Tuy nhiên, tổng chi phí điều trị từ phẫu thuật, thuốc, phòng, vật tư y tế, dịch vụ y tế,.. có thể dao động lên tới 15 – 20 triệu đồng tuỳ từng bệnh viện.
Trên đây là một số thông tin tham khảo về các phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản hiện nay. Hy vọng đã cung cấp các kiến thức hữu ích, giúp bạn đọc có sự lựa chọn điều trị bệnh hợp lý nhất. Chúc các bạn sức khỏe!
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho chẩn đoán và điều trị.