Trào ngược dạ dày khi mang thai là một tình trạng không hiếm gặp ở các bà bầu và là một trong các dấu hiệu mang thai sớm. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu cảm thấy khó chịu và mệt mỏi bởi những triệu chứng bệnh gây ra. Cùng tìm hiểu về trào ngược dạ dày ở bà bầu trong bài viết này nhé!
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày khi mang thai
Trào ngược dạ dày là tình trạng dịch dạ dày ( acid, thức ăn,…) trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Dịch vị dạ dày chứa acid có thể gây bỏng rát, tổn thương niêm mạc thực quản.
Với quá trình tiêu hoá bình thường, thức ăn từ thực quản đi xuống dạ dày thông qua van cơ được gọi là cơ vòng thực quản dưới. Cơ vòng này mở ra cho phép thực ăn đi xuống, sau đó đóng lại để ngăn hiện tượng trào ngược.
Ở phụ nữ mang thai, sự tác động của Progesterone làm cho cơ vòng thực quản dưới bị giãn ra thường xuyên. Cho phép acid và các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản.
Ở 3 tháng đầu thai kỳ: Nhiều hormone khác khiến hệ tiêu hoá hoạt động chậm lại gây hiện tượng khó tiêu.
Đặc biệt, ở 3 tháng cuối thai kỳ, thai kỳ đã phát triển lớn đè ép lên dạ dày và ruột càng khiến cho thức ăn và dịch acid từ trong dạ dày trào ngược lên thực quản.
Dấu hiệu trào ngược dạ dày ở phụ nữ mang thai
Hầu hết bà bầu đều gặp phải các triệu chứng của trào ngược dạ dày khi mang thai. Tuy nhiên, cơ địa của mỗi người phụ nữ là khác nhau, các triệu chứng gặp phải cũng khác nhau.
Các triệu chứng trào ngược phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm sinh lý, chế độ ăn uống, thói quen hàng ngày và cả quá trình mang thai. Một số dấu hiệu thường gặp như:
- Ợ hơi
- Ợ chua, Buồn nôn và nôn
- Vướng nghẹn, khó nuốt
- Cảm thấy nóng rát hoặc đau ở ngực, đặc biệt là sau khi ăn
- Thường xuyên cảm thấy nó, nặng bụng, đầy hơi
- Có vị chua hoặc đắng trong miệng
- Ho hoặc đau họng kéo dài
Các triệu chứng của trào ngược dạ dày thường gặp khi mang thai. Nhưng chúng hiếm khi gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm loét thực quản. Hầu hết các triệu chứng sẽ cải thiện sau khi sinh em bé được sinh ra.
Cách giảm trào ngược dạ dày ở phụ nữ mang thai
Điều trị trào ngược cho phụ nữ mang thai cũng giống như điều trị trào ngược dạ dày ở những người bệnh khác. Thường tập trung vào thay đổi lối sống. Khi các triệu chứng không thuyên giảm hoặc có xu hướng nặng nề thì có thể sử dụng một số loại thuốc.
Xem thêm: Các phương pháp điều trị trào ngược dạ dày – thực quản hiện nay
Biện pháp không dùng thuốc
Mẹ bầu có thể thay đổi lối sống để giúp giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày như:
Thay đổi thói quen ăn uống
- Tốt nhất nên chia thành nhiều bữa nhỏ thay vì ăn 2 hoặc 3 bữa lớn để giảm tải gánh nặng tiêu hoá cho dạ dày.
- Ăn chậm, nhai kỹ.
- Sau khi ăn, hay đợi ít nhất 3 giờ đồng hồ trước khi nằm xuống.
- Không nên ăn vào đêm khuya
- Hạn chế các thực phẩm gây kích thích dạ dày. Chẳng hạn như đồ ăn chua, cay, nóng, cà phê, rượu bia,… Sô cô la và bạc hà cũng có thể làm các triệu chứng trào ngược trở nên tồi tệ hơn. Do vậy, tốt nhất là nên hạn chế chúng.
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm khó tiêu như đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ
- Không hút thuốc lá
Xem thêm: Trào ngược dạ dày nên ĂN GÌ, KIÊNG GÌ để cải thiện bệnh?
Thay đổi thói quen sinh hoạt
- Nếu mẹ bầu có các triệu chứng trào ngược vào bạn đêm, hãy nâng cao đầu giường từ 15 – 20 cm. Có thể kê gối phụ dưới vai.
- Nên nằm ngủ nghiêng bên trái
Thuốc trị trào ngược dạ dày khi mang thai
Khi thực hiện thay đổi chế độ ăn uống cùng thói quen sinh hoạt mà các triệu chứng không thuyên giảm, thậm chí nặng lên thì cần sử dụng một số loại thuốc. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc mà cần thăm khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Một số loại thuốc có thể được chỉ định để điều trị như:
- Thuốc kháng Histamin H2. Như Cimetidine (ví dụ, Tagamet) và Famotidine (chẳng hạn như Pepcid)
- Thuốc ức chế bơm proton. Như Omeprazole (ví dụ, Prilosec) hoặc Lansoprazole (ví dụ, Prevacid)
Lưu ý:
- Thận trọng khi dùng thuốc kháng acid không kê đơn. Một số loại thuốc có thể chứa Aspirin. Trong khi mang thai, không dùng Aspirin hoặc các loại thuốc có chứa Aspirin trừ khi có sự đồng ý của bác sĩ.
- Trong thời kỳ mang thai, không sử dụng thuốc kháng acid chứa natri bicarbonat vì chúng gây tích nước. Không sử dụng thuốc kháng acid có chứa magiê trisilicat vì chúng không an toàn cho thai nhi.
- Nếu mẹ bầu đang sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc kháng Histamin H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton. Những loại thuốc lại có thể làm có các chất bổ sung sắt kém hiệu quả.
Trào ngược dạ dày khi mang thai tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng lại gây nhiều khó chịu. Ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé. Do vậy, ngay khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ, mẹ bầu nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn điều trị. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh!
Lưu ý: Những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh.