Trào ngược dạ dày gây nghẹn cổ họng: Nguyên nhân và cách khắc phục - Dạ Dày An Châu

Trào ngược dạ dày gây nghẹn cổ họng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trào ngược dạ dày là bệnh lý gây giảm sút nghiêm trọng chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bên cạnh các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn phổ biến thì trào trào ngược còn có thể gây nghẹn cổ họng. 

Vậy, tại sao trào ngược dạ dày gây nghẹn cổ họng? Cách khắc phục hiệu quả nhất cho tình trạng này là gì? Đọc ngay bài viết dưới đây sẽ rõ!

trào ngược dạ dày gây nghẹn cổ họng

Tại sao trào ngược dạ dày gây nghẹn cổ họng?

Trào ngược dạ dày ( GERD ) là tình trạng axit và các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Axit dạ dày có thể tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc thực quản và hầu họng. Dẫn tới kích ứng, tổn thương và phù nề niêm mạc. 

Thực quản là ống cơ rỗng vận chuyển thức ăn từ họng đến dạ dày, phù nề gây hẹp thực quản sẽ dẫn tới hiện tượng khó nuốt, nghẹn cổ họng, nuốt nghẹn, vướng cổ họng.

Xem thêm: Nuốt nước bọt vướng như có khối u là bệnh gì?

Trào ngược dạ dày gây nghẹn cổ họng, ợ hơi, ợ chua, đắng miệng, buồn nôn và nôn,… Mức độ gặp các triệu chứng khác nhau ở từng trường bệnh.

Đôi khi, axit có thể chảy ngược vào thực quản, đi lên thanh quản hay phổi. Triệu chứng lúc này còn có khàn giọng, khó thở, ho mãn tính,…

Trào ngược dạ dày gây nghẹn cổ họng có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được kiểm soát và điều trị hợp lý. 

trào ngược dạ dày gây nghẹn cổ họng có nguy hiểm

Bạn cần cảnh giác với các biến chứng như:

Viêm loét thực quản

Axit dạ dày thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc thực quản, gây viêm. Nếu không được điều trị, viêm có thể tiến triển thành các ổ loét tại thực quản.

Khi viêm loét thực quản, bệnh nhân có thể cảm thấy thường xuyên ợ nóng, đau, khó nuốt, viêm họng, khàn tiếng,…

Tình trạng viêm loét thực quản mãn tính không được điều trị có thể gây hẹp thực quản. Đây cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.

Xem thêm: Những thông tin cần biết về Loét thực quản

Viêm phổi

Axit dạ dày không những trào ngược gây tổn thương lên niêm mạc thực quản mà còn có thể đi vào phổi. Dẫn tới viêm phổi với các triệu chứng như sốt, ho sâu, đau ngực, khó thở, thở khò khè, mệt mỏi,… Viêm phổi diễn biến nặng mà không được điều trị có thể gây tử vong. 

Thông thường với các trường hợp nghiêm trọng, cần phải nhập viện để kiểm tra và điều trị.

Barrett thực quản

Niêm mạc thực quản phải tiếp xúc liên tục với axit dạ dày thời gian dài, dẫn tới sự biến đổi cấu trúc. Các tế bào lót dưới thực quản bị thay thế bằng các tế bào tuyến – tương tự như tế bào lót trong ruột. Đây được gọi là barrett thực quản. Có tới 10 – 15 % những người bị trào ngược dạ dày gặp tình trạng barrett thực quản. Barrett thực quản có thể gây ung thư thực quản.

Xem thêm: Barrett thực quản có nguy hiểm không?

Cách khắc phục trào ngược dạ dày gây nghẹn cổ họng

Nghẹn cổ họng là một triệu chứng khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh cần cải thiện tình trạng phù nề của niêm mạc họng – thực quản. Kết hợp với cải thiện trào ngược dạ dày.

Mẹo giúp giảm nghẹn cổ họng

Bản chất nghẹn cổ họng là có hiện tượng sưng viêm, phù nề niêm mạc họng và thực quản. Do vậy, các biện pháp giúp giảm sưng viêm và làm thông thoáng hầu họng sẽ giúp giảm cảm giác vướng nghẹn cổ họng ở người bệnh.

Bạn có thể tham khảo các cách sau:

  • Giữ ấm vùng cổ họng, kết hợp uống nước ấm mỗi ngày
  • Có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày giúp sát khuẩn hiệu quả
  • Sử dụng các loại trà thảo mộc giúp sát khuẩn, giảm viêm họng. Như trà chanh – mật ong, trà hoa cúc, trà bạc hà, trà cỏ ca ri,…
  • Dùng giấm táo

điều trị trào ngược dạ dày gây nghẹn cổ họng

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản cần kết hợp thay đổi lối sống cùng sử dụng thuốc để mạng lại hiệu quả tối đa. 

Các biện pháp thay đổi lối sống được áp dụng bao gồm:

  • Hạn chế các thực phẩm gây đau dạ dày như: đồ ăn chua, cay, nóng, rượu bia, cà phê, thuốc lá,…
  • Không ăn quá no trong 1 bữa
  • Kê cao đầu giường khi ngủ
  • Thoải mái tinh thần, tránh căng thẳng, stress

Xem thêm: Mách bạn cách xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho trào ngược dạ dày

Các thuốc thường được sử dụng để trị viêm loét dạ dày gồm:

  • Thuốc ức chế tiết axit như Omeprazol, Esomeprazol, Cimetidin,…
  • Thuốc trung hoà axit như các Antacid
  • Thuốc bao bọc ổ loét như Sucralfat 
  • Thuốc kháng sinh điều trị vi khuẩn HP như Amoxicillin, Clarithromycin,…

Xem thêm: TOP 5 Thuốc Trị Trào Ngược Dạ Dày Sử Dụng Nhiều Nhất

Như vậy, trào ngược dạ dày thực quản gây nghẹn cổ họng có thể dẫn tới nhiều tình trạng nguy hiểm. Để khắc phục dứt điểm được tình trạng nghẹn cổ họng, bạn cần điều trị được trào ngược dạ dày thực quản. 

Lưu ý: Những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh.

Dạ Dày An Châu – Giải pháp tối ưu cho bệnh trào ngược và viêm loét dạ dày

Dạ Dày An Châu là sản phẩm đầu tiên trên thị trường ứng dụng sự kết hợp Đơn nem, Lá khôi và Ngải tiên. Tạo nên cơ chế tác động chuyên biệt:

  • Hỗn hợp dịch chiết Ngải tiên và Đơn nem được chứng minh làm lành viêm dạ dày – thực quản hơn gấp nhiều lần thông thường.
  • Giảm tiết acid, trung hòa dịch vị ngăn trào ngược dạ dày thực quản giúp giảm các chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát thực quản.
  • Phục hồi cơ vòng tâm vị ( Van dạ dày), không cho acid từ dạ dày trào lên thực quản ngừa tái phát.
dạ dày an châu

Dạ Dày An Châu – Giải pháp cho trào ngược và viêm loét dạ dày

Sản phẩm lưu hành nhiều năm trên thị trường, được nhiều người bệnh đón nhận và tin tưởng. 

Dạ Dày An Châu là sản phẩm được ứng dụng bởi nghiên cứu của Viện Y Học Bản Địa Việt Nam. Đồng thời, được kiểm chứng “ An toàn và hiệu quả” tại Đại Học Y Hà Nội. 

Dạ Dày An Châu đã được nghiên cứu tiền lâm sàng tại Đại Học Y Hà Nội

➤ Tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm: Tại Đây

Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì về bệnh trào ngược dạ dày thực quản và các cách điều trị. Hãy gọi ngay đến hotline miễn cước 1800.0089 hoặc quay về trang chủ: https://dadayanchau.com/ để đọc thêm nhiều kiến thức bệnh học.

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *