Trong quá trình điều trị trào ngược dạ dày, chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt là việc bổ sung các loại rau củ tốt sẽ giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hoá. Vậy, người bệnh trào ngược dạ dày nên ăn rau gì?
Bài biết của Dạ Dày An Châu sẽ giới thiệu đến bạn đọc TOP 13 loại rau củ mà người bệnh trào ngược dạ dày nên ăn.
Người bệnh trào ngược dạ dày nên ăn rau gì?
Bạn đọc có thể tham khảo TOP 13 loại rau mà người bệnh trào ngược dạ dày nên ăn:
1. Rau cải bắp
Nếu bạn muốn cải thiện sức khỏe hệ tiêu hoá của mình thì bắp cải là một sự lựa chọn phù hợp.
Bắp cải có chứa rất ít calo, tuy nhiên lại là một nguồn bổ sung chất dinh dưỡng tuyệt vời. Trong đó có chất xơ, các loại vitamin A, K, C, B6 và các loại khoáng chất. Như Folate, Mangan, Canxi, Kali, Magiê, Sắt Và Riboflavin…
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh nước ép rau bắp cải tươi có tác dụng giúp đỡ, kích thích sự tái tạo của tế bào tại ổ loét dạ dày. Viện quân y 108 ở Hà Nội đã có thí nghiệm chứng minh loại nước ép này có tác dụng điều hoà sự co bóp của dạ dày.
Do vậy, nếu bạn chưa biết người bệnh trào ngược dạ dày nên ăn rau gì thì rau bắp cải là một sự lựa chọn tốt.
Xem thêm: Người bệnh trào ngược dạ dày nên ăn gì? Kiêng ăn gì?
2. Rau xà lách
Rau xà lách là một nguồn thực phẩm cung cấp Vitamin A và betacaroten có đặc tính chống oxy hóa. Đồng thời, nó cũng chứa một lượng lớn lớn Vitamin K , folate và Vitamin C có lợi cho cơ thể chúng ta.
Các thành phần dinh dưỡng này giúp tăng nhu động ruột và cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả. Qua đó tăng cường sức khoẻ của hệ tiêu hoá. Do vậy, rau xà lách là một loại rau mà người trào ngược dạ dày nên bổ sung trong chế độ ăn uống lành mạnh.
3. Rau cần tây
Để trả lời câu hỏi: Người bệnh trào ngược dạ dày nên ăn rau gì? Thì rau cần tây là một loại rau không thể thiếu trong chế độ ăn uống.
Cần tây chứa vitamin C, beta carotene và flavonoid và ít nhất 12 loại chất dinh dưỡng chống oxy hóa. Đồng thời, cần tây đã được chứng minh là làm giảm các trường hợp viêm trong đường tiêu hóa, tế bào, mạch máu và các cơ quan.
Đặc biệt, cần tây mang lại những lợi ích cho dạ dày. Apiuman có trong cần tây đã được chứng minh tác dụng giảm viêm loét dạ dày, cải thiện niêm mạc dạ dày và điều chỉnh tiết dịch dạ dày.
Với các khoáng chất như magiê, sắt và natri, cần tây có thể có tác dụng trung hòa các loại thực phẩm có tính axit. Điều này rất có lợi đối với bệnh nhân trào ngược dạ dày và viêm loét dạ dày.
4. Ớt chuông
Ớt chuông chứa các chất chống oxy hoá được gọi là carotenoid. Carotenoid có thể giúp giảm viêm, giảm nguy cơ ung thư và bảo vệ chất béo khỏi tác hại của quá trình oxy hoá.
Ngoài ra, ớt chuông còn cung cấp chất xơ, vitamin A, vitamin C, vitamin K1, vitamin E, vitamin A, folate và kali cho cơ thể.
5. Thì là
Thì là là một loại rau ăn kèm rất phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết loại rau này có thể được sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau. Bao gồm các vấn đề tiêu hoá như trào ngược, viêm dạ dày, đau bụng ở trẻ sơ sinh và hơi thở có mùi.
Rau thì lá tươi chứa rất ít calo nhưng lại là một nguồn cung cấp một số vitamin và khoáng chất thiết yếu đáng ngạc nhiên. Bao gồm vitamin C, mangan và vitamin A và các chất chống oxy hoá.
Sử dụng rau thì là giúp chống lại một số loại vi khuẩn có hại, đồng thời làm giảm tình trạng viêm mãn tính. Bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi nhiều tác nhân gây bệnh.
6. Rau cải bẹ xanh
Rau cải bẹ xanh là một trong những loại rau mà người bệnh trào ngược dạ dày nên ăn. Nó chứa các loại vitamin A, B6, C, E, K và nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Tiêu thụ rau cải bẹ xanh có thể giúp người bệnh trào ngược hạn chế tiết dịch vị dạ dày. Bên cạnh đó, chúng còn giúp chống oxy hoá, tăng cường miễn dịch và sức khỏe đường ruột. Do vậy rau cải bẹ xanh là một đáp án không thể bỏ qua đối với câu hỏi: Trào ngược dạ dày nên ăn rau gì?
7. Lá mơ
Lá mơ đã được dân gian sử dụng nhiều để cải thiện sức khỏe đường ruột. Lá mơ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, bao gồm vitamin C, carotene, tinh dầu,… Giúp làm dịu hệ tiêu hoá, giảm viêm và các tổn thương ở dạ dày, đại trực tràng.
Do vậy, người bệnh trào ngược dạ dày và viêm loét dạ dày hoàn toàn có thể ăn lá mơ. Bạn có thể ăn lá mơ như loại rau ăn kèm với các loại thịt hoặc sử dụng món trứng rán lá mơ cũng rất tốt.
8. Tía tô
Tía tô không những là một loại rau tốt mà chúng còn được sử dụng trong bài thuốc dân gian chữa trào ngược dạ dày hiệu quả. Lá tía tô chứa nhiều hoạt chất như glucosid và tanin. Tạo nên một lớp chất bảo vệ niêm mạc dạ dày và hỗ trợ dạ dày, thực quản nhanh lành viêm loét hơn.
Bên cạnh việc ăn lá tía tô, bạn còn có thể sử dụng các bài thuốc chữa trào ngược dạ dày từ lá tía tô.
Xem thêm: Mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng tía tô
9. Rau mồng tơi
Chất nhầy trong rau mồng tơi giúp nhuận tràng, ổn định hệ tiêu hoá và dịu các triệu chứng của trào ngược dạ dày. Đồng thời, rau mồng tơi chứa một lượng vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hoá giúp giảm các cơn đau dạ dày.
10. Rau bina
Rau bina hay còn gọi là rau chân vịt. Đây là một nguồn bổ sung lành mạnh trong chế độ ăn uống của người bệnh trào ngược dạ dày. Ngoài việc chứa các vitamin và khoáng chất, rau bina còn cung cấp cho bạn chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa. Hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru sẽ giúp bạn tránh được tình trạng axit trào ngược lên thực quản. Đồng thời, rau bina có tình kiềm cao sẽ giúp trung hòa axit dịch vị, cải thiện các triệu chứng do trào ngược dạ dày gây ra.
Nhờ những tác dụng có lợi như vậy mà rau bina luôn nằm trong danh sách đáp án của câu hỏi Trào ngược dạ dày nên ăn rau gì.
11. Rau cải xoăn
Rau Cải xoăn rất giàu dinh dưỡng, chúng chứa lưu huỳnh, canxi, sắt và vitamin A. Giúp hỗ trợ cải thiện sức khoẻ dạ dày và chữa lành vết loét tại dạ dày, tá tràng.
Đặc biệt, rau cải xoăn có tính kiềm cao sẽ giúp làm giảm nồng độ axit trong dạ dày. Từ đó cải thiện các triệu chứng và góp phần vào việc ngăn ngừa trào ngược dạ dày tái phát. Do vậy, cải xoăn là một loại rau mà người bệnh trào ngược dạ dày nên bổ sung vào chế độ ăn uống của mình.
12. Súp lơ xanh
Súp lơ xanh hay bông cải xanh cũng là một loại rau có tính kiềm cao. Có tác dụng trung hoà axit dịch vị và rất tốt cho người bệnh trào ngược dạ dày.
Bên cạnh đó, súp lơ xanh còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ chống lại bệnh tiểu đường, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch,… Nó thậm chí còn được biết đến là một phương thuốc chữa cảm lạnh, nhờ thành phần chứa vitamin C, chất chống oxy hóa và chất ức chế viêm.
13. Củ cải trắng
Củ cải là một loại rau củ tốt mà người bệnh trào ngược dạ dày nên ăn. Củ cải có chứa một lượng lớn dầu hại cải , giúp làm dịu dạ dày và cũng làm giảm sản xuất axit dạ dày. Do vậy mà rất tốt cho những người có bệnh trào ngược và viêm loét dạ dày
Lưu ý khi lựa chọn và sử dụng rau ở người bị trào ngược dạ dày
Không phải loại rau nào người bệnh trào ngược dạ dày cũng nên ăn. Khi lựa chọn và sử dụng rau ở người bệnh trào ngược dạ dày, bạn nên lưu ý:
- Không nên ăn các loại rau củ quả có tính axit hay có thể gây kích ứng đường tiêu hoá. Như bạc hà, hành, tỏi, ớt, cà chua,…
- Lựa chọn nguồn cung cấp rau sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm
- Nên sử dụng rau xanh, non. Tránh các loại rau già và hư hỏng do để lâu
- Hạn chế ăn rau sống
- Nên ăn rau luộc, hấp thay vì rau xào. Do lượng dầu mỡ trong rau xào có thể gây hiện tượng khó tiêu, đầy bụng và nặng thêm tình trạng trào ngược.
Hy vọng bài viết ngày hôm nay đã giúp bạn đọc có được đáp án cho câu hỏi: “Người bệnh trào ngược dạ dày nên ăn rau gì?” Nếu bạn còn những phân vân thắc mắc về bệnh và cách điều trị trào ngược dạ dày hay chế độ ăn uống hợp lý. Hãy liên hệ ngay tới hotline 1800 0089 để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ chuyên gia. Chúc các bạn sức khỏe!