Trào ngược họng thanh quản là một tình trạng gặp ở rất nhiều người trào ngược dạ dày. Không chỉ gây những triệu chứng khó chịu, bệnh còn khó chữa trị dứt điểm và thường xuyên tái phát. Hãy cùng tìm hiểu về tình trạng này trong bài viết dưới đây.
Trào ngược họng thanh quản là gì? Nguyên nhân gây bệnh
Trào ngược họng thanh quản là một triệu chứng ngoài thực quản của bệnh Trào ngược dạ dày.
Ở người bình thường, khi chúng ta ăn uống, thức ăn sẽ di chuyển từ miệng, qua hầu họng xuống thực quản. Từ thực quản, thức ăn đến đến dạ dày thông qua cơ vòng thực quản dưới mở ra. Sau đó, cơ vòng này đóng lại để ngăn hiện tượng trào ngược các chất từ dạ dày lên thực quản.
Tuy nhiên, ở người bị bệnh trào ngược dạ dày, cơ thắt này bị suy yếu, thường xuyên mở ra hoặc đóng lại không khít. Làm cho dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản. Đặc biệt, khi axit dạ dày di chuyển lên vùng hầu họng và thanh quản sẽ gây ra tình trạng Trào ngược họng thanh quản.
Xem thêm: Trào ngược dạ dày là gì?
Một số yếu tố làm thúc đẩy trào ngược họng thanh quản:
- Tiêu thụ các thực phẩm kích thích dạ dày. Như đồ ăn chua, cay nóng, sống, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán, hành, …
- Một số chất làm suy yếu cơ vòng thực quản dưới. Như rượu bia, cà phê, thuốc lá, socola,..
- Thừa cân, béo phì
- Mặc quần chật làm tăng áp lực ổ bụng
- Phụ nữ mang thai
- Một số bệnh lý như thoát vị hoành, đái tháo đường, viêm loét dạ dày – thực quản,…
Dấu hiệu trào ngược họng thanh quản
Axit dạ dày khi tiếp xúc với niêm mạc hầu họng, thanh quản có thể gây kích ứng và viêm niêm mạc. Người bệnh sẽ đồng thời có cả triệu chứng liên quan đến thực quản và ở họng, thanh quản.
Dấu hiệu ở thực quản:
- Ợ chua, ợ hơi
- Ợ nóng: cảm giác nóng rát vùng thượng vị chạy dọc xương ức
- Đau thượng vị
- Buồn nôn, nôn trớ
Dấu hiệu ở họng, thanh quản
- Viêm họng, đau họng, ho mãn tính
- Khàn giọng, hắng giọng liên tục
- Chảy nước mũi mạn tính xuống cổ họng
- Vướng nghẹn ở cổ họng, nuốt vướng
- Cảm giác miệng có vị chua, hôi miệng
- Đắng miệng
Các dấu hiệu trên có thể khác nhau phụ thuộc vào từng cơ địa của người bệnh. Thông thường, các triệu chứng thường xuất hiện nhiều vào buổi sáng, tăng lên khi nằm hoặc cúi xuống ngay sau khi ăn. Khi ăn quá no hay sử dụng nhiều thực phẩm kích thích dạ dày thì triệu chứng cũng có thể xuất hiện nhiều hơn.
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo bảng điểm đánh giá xem liệu bạn có mắc trào ngược họng thanh quản không.
Lưu ý: Nếu điểm của bạn trên 10 điểm thì bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám chẩn đoán.
Nếu tổng điểm đạt trên 10 điểm thì bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra
Trào ngược họng thanh quản có nguy hiểm không?
Trào ngược họng thanh quản có các triệu chứng rất dễ nhầm lẫn sang các bệnh lý ở đường hô hấp. Như viêm họng mãn tính, viêm amidan,… Khiến người bệnh chủ quan và cho rằng đây chỉ đơn thuần là viêm họng do nhiễm khuẩn thông thường.
Nếu không được điều trị và kiểm soát hợp lý, tình trạng tổn thương ở hầu họng và thanh quản kéo dài dai dẳng sẽ làm tăng nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm. Trong đó có nguy cơ ung thư vòm họng và hộp thanh quản, Viêm phổi, viêm phế quản, khí phế thũng và làm nặng hơn tình trạng hen suyễn.
Do vậy, ngay từ khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ trào ngược họng thanh quản, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra. Từ đó có biện pháp điều trị hợp lý.
Cách chữa trào ngược họng thanh quản
Việc điều trị thường kết hợp giữa thay đổi lối sống lành mạnh kết hợp với sử dụng thuốc điều trị trào ngược dạ dày.
Thay đổi lối sống
- Tránh sử dụng các thực phẩm gây kích thích dạ dày. Như cà phê, rượu, nước có gas, đồ chua, cay, nóng, cà chua, thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ,…
- Bỏ thuốc lá
- Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để giảm gánh nặng cho dạ dày
- Không nằm hoặc cúi người ngay sau khi ăn
- Ăn chậm, nhai kỹ. Không nên ăn cơm chan canh
- Kê cao đầu giường
- Cải thiện cân nặng, đưa cân nặng về mức hợp lý
- Mặc quần áo rộng rãi, không nên mặc đồ bó chật bụng
Sử dụng thuốc điều trị trào ngược dạ dày
Bạn có thể sử dụng các thuốc kháng axit, thuốc ức chế tiết axit dạ dày,… để giảm nồng độ axit trong dịch vị dạ dày. Giúp cải thiện được các triệu chứng trào ngược như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, nóng rát thực quản,…. Tuy nhiên, việc sử dụng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, tránh nguy cơ thuốc gây tác dụng phụ.
Bệnh thường xuyên tái phát, việc sử dụng thuốc tây kéo dài có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Do vậy, ngày càng nhiều người bệnh sử dụng tìm kiếm và sử dụng các giải pháp từ thảo dược cho bệnh trào ngược.
Xem thêm: TOP 5 Thuốc Trị Trào Ngược Dạ Dày Tốt Nhất Hiện Nay
Để được tư vấn thêm về về bệnh viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày. Bạn hãy gọi điện đến tổng đài miễn cước 1800.0089hoặc nhắn tin Zalo/Messenger để được chuyên gia giải đáp tốt nhất.