Trào ngược dạ dày gây khó thở: Nguyên nhân và Cách khắc phục

Trào ngược dạ dày gây khó thở: Nguyên nhân và Cách khắc phục

Khó thở là một trong những triệu chứng đáng sợ của bệnh trào ngược dạ dày, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy, tại sao trào ngược dạ dày gây khó thở? Và đâu là cách khắc phục hiệu quả quả tình trạng này? Đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ!

trào ngược dạ dày gây khó thở

Tại sao trào ngược dạ dày gây khó thở?

Khó thở do trào ngược dạ dày xảy ra khi axit dạ dày len lỏi vào thực quản và có thể xâm nhập vào bên trong phổi. Đặc biệt thường xảy ra khi ngủ, gây viêm sưng, phù nề và đường hô hấp. Đường hô hấp bị kích ứng dẫn tới khó thở, thở khò khè, tức ngực. 

Mặt khác, khi thức ăn và dịch vị dạ dày bị trào ngược lên vòm họng, đường thông khí cũng bị tắc gây ra tình trạng khó thở.

Bên cạnh khó thở, trào ngược dạ dày có thể gây ra nhiều triệu chứng khác như:

Trào ngược dạ dày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, viêm phổi và các tình trạng hô hấp khác.

Xem thêm: Những thông tin cần biết về bệnh trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày và hen suyễn

Khó thở có thể xuất hiện do trào ngược dạ dày nhưng cũng có thể do hen suyễn. Một nghiên cứu năm 2015 đã cho thấy:

  • Hơn ¾ số người bị hen suyễn cũng bị trào ngược dạ dày
  • Những người bị hen suyễn có nguy cơ mắc trào ngược dạ dày cao gấp đôi so với những người không bị hen suyễn.

Như vậy, trào ngược dạ dày và hen suyễn có liên quan mật thiết với nhau. Trào ngược dạ dày có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng của hen suyễn và ngược lại, trong đó có khó thở. 

trào ngược dạ dày gây khó thở và hen suyễn

Lý giải mối quan hệ này, các chuyên gia cho rằng axit dạ dày có tương tác với đường hô hấp. Cụ thể, axit trong thực quản sẽ gửi tín hiệu cảnh báo đến não, khiến đường hô hấp co bóp. Gây ra các triệu chứng hen suyễn như khó thở.

Bên cạnh đó, nghiên cứu đánh giá năm 2016 cho thấy trong cơn hen suyễn, đường hô hấp bị thắt lại, gây áp lực trong thực quản. Áp lực tăng lên tạo điều kiện cho axit rò rỉ vào thực quản gây trào ngược dạ dày.

Trong trường hợp hen suyễn liên quan tới trào ngược dạ dày, khi điều trị các triệu chứng của trào ngược dạ dày có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh hen suyễn.

Trào ngược dạ dày gây khó thở có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày gây khó thở nên không được kiểm soát và điều trị hợp lý có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm đường hô hấp: viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi,…
  • Viêm loét thực quản
  • Hẹp thực quản
  • Barrett thực quản
  • Ung thư thực quản

Giải pháp khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày gây khó thở

Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống thường là phương pháp điều trị đầu tiên cho các triệu chứng của trào ngược dạ dày. Trong đó có khó thở. Tuy nhiên, nếu không hiệu quả, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để kiểm soát các triệu chứng của bệnh.

Khắc phục trào ngược dạ dày gây khó thở

Thay đổi lối sống

Một số thay đổi lối sống có thể làm cải thiện tình trạng khó thở do trào ngược dạ dày bao gồm:

  • Cải thiện và duy trì cân nặng hợp lý
  • Không hút thuốc lá
  • Tránh nằm ngay trong vòng 3 giờ khi ăn no
  • Nâng cao đầu một chút khi ngủ, có thể giúp giảm trào ngược axit vào ban đêm
  • Nên nằm ngủ nghiêng về bên trái
  • Tránh mặc quần áo bó sát, thắt lưng hoặc phụ kiện gây áp lực lên vùng bụng

Thay đổi chế độ ăn uống

Một số thay đổi về chế độ ăn uống cũng có thể giúp giảm bớt khó thở và các triệu chứng khác:

  • Tránh thực phẩm cá nhân gây ra trào ngược, chẳng hạn như cam quýt, chanh, giấm hoặc các thực phẩm có tính axit khác
  • Hạn chế uống rượu bia. Tốt nhất là kiêng hoàn toàn rượu bia.
  • Chia thành các bữa ăn nhỏ hơn thay vì các bữa ăn lớn.
  • Tránh ăn gần giờ đi ngủ
  • Không nên ăn khuya

Điều trị y tế bằng thuốc

Nếu chỉ thay đổi lối sống cũng chế độ ăn uống hợp lý nhưng khó thở không thuyên giảm, bạn có thể sử dụng các loại thuốc giúp ức chế trào ngược axit và ngăn ngừa các biến chứng như:

  • Thuốc ức chế bơm proton như omeprazol, esomeprazol, lanzoprazol, pantoprazol, rabeprazol…
  • Thuốc chẹn thụ thể histamin H2 như cimetidin, ranitidin, famotidin, nizatidin,…
  • Thuốc nhóm prokinetic như: metoclopramide và domperidon 
  • Nhóm thuốc antacid: Aluminium hydroxide, Magnesium carbonate, Calcium carbonate,…

Trước khi sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bởi sử dụng kéo dài hoặc không đúng cách có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm đến sức khoẻ của người bệnh. 

Xem thêm:

TOP 5 Thuốc Trị Trào Ngược Dạ Dày Sử Dụng Nhiều Nhất Hiện Nay

Như vậy, trào ngược dạ dày gây khó thở là một tình trạng phổ biến và ai cũng có thể gặp phải. Đặc biệt cần lưu ý đối với những người mắc kèm bệnh hen suyễn. Người bệnh cần lưu ý kiểm soát và điều trị sớm, tránh để bệnh gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Lưu ý: Những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh.

Dạ Dày An Châu – Giải pháp tối ưu cho bệnh trào ngược và viêm loét dạ dày

Dạ Dày An Châu là sản phẩm đầu tiên trên thị trường ứng dụng sự kết hợp Đơn nem, Lá khôi và Ngải tiên. Tạo nên cơ chế tác động chuyên biệt:

  • Hỗn hợp dịch chiết Ngải tiên và Đơn nem được chứng minh làm lành viêm dạ dày – thực quản hơn gấp nhiều lần thông thường.
  • Giảm tiết acid, trung hòa dịch vị ngăn trào ngược dạ dày thực quản. Giúp giảm các chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát thực quản.
  • Phục hồi cơ vòng tâm vị ( Van dạ dày), không cho acid từ dạ dày trào lên thực quản ngừa tái phát.
dạ dày an châu

Dạ Dày An Châu – Giải pháp cho trào ngược và viêm loét dạ dày

Sản phẩm lưu hành nhiều năm trên thị trường, được nhiều người bệnh đón nhận và tin tưởng. 

Dạ Dày An Châu là sản phẩm được ứng dụng bởi nghiên cứu của Viện Y Học Bản Địa Việt Nam. Đồng thời, được kiểm chứng “ An toàn và hiệu quả” tại Đại Học Y Hà Nội. 

Dạ Dày An Châu đã được nghiên cứu tiền lâm sàng tại Đại Học Y Hà Nội

Tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm: Tại Đây

Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như về bệnh viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày. Bạn hãy gọi điện đến tổng đài miễn cước 1800.0089hoặc nhắn tin Zalo/Messenger để được chuyên gia giải đáp tốt nhất.  

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *