Trào ngược dạ dày nên ĂN GÌ, KIÊNG GÌ để cải thiện bệnh?

Trào ngược dạ dày nên ĂN GÌ, KIÊNG GÌ để cải thiện bệnh?

Bên cạnh các phương pháp điều trị thì chế độ ăn uống cũng góp phần quan trọng vào sự tiến triển của bệnh. Vậy, người bệnh trào ngược dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn gì để cải thiện trào ngược? Đọc ngay bài viết dưới đây sẽ rõ!

Trào ngược dạ dày ăn gì kiêng gì

5 Nguyên tắc vàng xây dựng chế độ ăn của người trào ngược dạ dày 

Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt là phương pháp được ưu tiên trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể cải thiện ngay các triệu chứng do trào ngược gây ra mà không cần dùng thuốc.

Bạn đọc hãy lưu ý 5 nguyên tắc xây dựng chế độ ăn của người trào ngược dạ dày:

  • Ăn chín uống sôi, hạn chế tiêu thụ các thực phẩm còn sống.
  • Không nên ăn quá no trong 1 bữa. Người bệnh có thể chia 4 – 5 bữa ăn nhỏ trong 1 ngày để giảm tải hoạt động cho dạ dày.
  • Hạn chế ăn cơm chan canh.
  • Hạn chế các thực phẩm kích thích dạ dày.
  • Không nằm hay vận động mạnh ngay sau khi ăn. Nên nghỉ ngơi 30 phút trước khi vận động.

Trào ngược dạ dày nên ăn gì? 

Những thực phẩm có lợi cho dạ dày mà người bệnh trào ngược nên ăn:

Rau 

Rau có ít chất béo và đường tự nhiên, đặc biệt rau giúp giảm axit trong dịch vị dạ dày. Nên chọn các loại rau tươi non, tránh ăn rau già do rau già có nhiều chất xơ có thể cọ xát vào các vết tổn thương, viêm loét tại dạ dày – thực quản. Bạn cần lưu ý chế biến các món rau này bằng  cách hấp, luộc để dạ dày dễ tiêu hoá hơn. 

Các lựa chọn tốt gồm các loại súp lơ, bông cải xanh, rau xanh lá như rau ngót, rau muống, rau mồng tơi,…

Gừng

Gừng có đặc tính chống viêm tự nhiên và có thể cải thiện một số triệu chứng của bệnh trào ngược như ợ nóng. Bạn có thể chế biến gừng như 1 loại gia vị cho món ăn thêm thơm ngon. Hoặc uống trà gừng để giảm bớt triệu chứng.

Thực phẩm tốt cho người bệnh trào ngược dạ dày

Bột yến mạch

Bột yến mạch là một loại ngũ cốc nguyên hạt và là nguồn bổ sung chất xơ tuyệt vời. Chế độ ăn giàu chất xơ có thể giúp giảm nguy cơ trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản.

Bạn có thể bổ sung bột yến mạch vào thực đơn ăn sáng yêu thích của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn các nguồn bổ sung chất xơ khác từ bánh mì nguyên hạt.

Trái cây không có tính axit

Các loại trái cây không có tính axit, gây chua như táo, nho, chuối, lê, trái nhàu,… ít gây ra các triệu chứng trào ngược hơn các loại trái cây có tính axit. Người bệnh hoàn toàn có thể bổ sung các loại trái cây này.

Thịt nạc

Các loại thịt nạc, chẳng hạn như thịt gà, cá và hải sản có thể cải thiện các triệu chứng của trào ngược axit. Bạn có thể luộc các thực phẩm này để đường ruột dễ tiêu hoá hơn.

Chất béo lành mạnh

Các nguồn chất béo lành mạnh bao gồm bơ, quả óc chó, dầu ô liu, dầu mè và dầu hướng dương. Bạn có thể thay thế các nguồn chất béo bão hoà thường dùng bằng những chất béo lành mạnh kể trên.

Nước dừa

Nước dừa không đường là một sự lựa chọn tuyệt vời cho người bệnh trào ngược. Bởi nó cung cấp các chất điện giải hữu ích như Kali. Những chất điện giải hỗ trợ cân bằng pH trong cơ thể, giúp ích trong các bệnh lý liên quan đến tăng axit như trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày có nên ăn trứng không?

Trào ngược dạ dày có nên ăn trứng không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Bởi trứng là một thực phẩm phổ biến và dễ chế biến. Bạn đọc lưu ý:

Người bệnh trào ngược hoàn toàn có thể ăn lòng trắng trứng. Tuy nhiên, cần hạn chế sử dụng lòng đỏ trứng. Bởi lòng đỏ trứng chứa nhiều chất béo, protein có thể kích thích gây ra các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày.

Xem thêm: TOP 5 Thuốc Trị Trào Ngược Dạ Dày Sử Dụng Hiệu Quả

Trào ngược dạ dày có nên uống sữa hay ăn sữa chua không?

Trào ngược dạ dày có nên uống sữa hay ăn sữa chua không còn phụ thuộc vào thành phần của sữa.

Người bệnh không nên sử dụng sữa nguyên chất và sữa 2%, các loại sữa chua nguyên kem. Đặc biệt sữa bò khá khó tiêu hoá và chứa hàm lượng chất béo cao, người bệnh không nên dùng.

Tuy nhiên, với các loại sữa tách béo hoặc sữa 1%, sữa chua ít béo thì người bệnh trào ngược vẫn có thể tiêu thụ bình thường. Một số loại sữa có nguồn gốc thực vật người bệnh trào ngược có thể uống như: sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa lạnh, sữa hạt điều, sữa dừa. 

Trong đó, sữa hạnh nhân có thành phần kiềm. Có thể giúp trung hòa axit trong dạ dày và làm giảm các triệu chứng của trào ngược. 

Xem thêm: Các Phương Pháp Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Hiện Nay

Trào ngược dạ dày nên kiêng gì? TOP 5 thực phẩm cần tránh xa

Trào ngược dạ dày nên kiêng ăn gì

Mặc dù các loại thực phẩm kích thích gây ra các triệu chứng trào ngược là khác nhau. Tuy nhiên, có 7 loại thực phẩm phổ biến mà người bệnh nên tránh như:

Thực phẩm giàu chất béo

Thực phẩm chiên xào, giàu chất béo có thể tác động xấu tới cơ vòng thực quản, từ đó cho phép axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Đồng thời, thực phẩm giàu chất béo khó tiêu cũng làm chậm quá trình tháo rộng dạ dày. Thức ăn ứ đọng lâu trong dạ dày gây nguy cơ mắc các triệu chứng trào ngược hơn.

Người bệnh nên hạn chế các thực phẩm giàu chất béo sau:

  • Khoai tây chiên và hành tây
  • Các sản phẩm từ sữa béo như bơ, sữa nguyên chất, pho mát thông thường và kem chua
  • Thịt bò, thịt lợn hoặc thịt cừu chế biến bằng phương pháp rán
  • Mỡ, thịt xông khói, mỡ giăm bông và mỡ lợn
  • Nước sốt kem, nước sốt salad kem
  • Thức ăn nhiều dầu mỡ

Các loại hoa quả nhiều axit

Trái cây và rau củ quả rất quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, có một số loại trái cây giàu axit có thể làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh như: cam, chanh, bưởi, dứa, cà chua,…

Sô cô la

Trong sô cô la chứa một chất được gọi là methylxanthine. Đây là hoạt chất đã được chứng minh làm giãn cơ vòng thực quản dưới và tăng trào ngược dạ dày.

Tỏi, hành tây và thức ăn cay

Các thực phẩm cay và nhiều gia vị như tỏi và hành tây gây ra các triệu chứng ợ chua, ợ hơi ở nhiều người. Do vậy, nên hạn chế các loại thực phẩm này.

Cà phê

Cà phê chứa cafein có thể gây tăng co bóp và tăng tiết axit dạ dày. Đặc biệt khi sử dụng quá nhiều cà phê có thể gây ức chế thần kinh, stress và khiến các triệu chứng trào ngược trở nên trầm trọng.

Rượu bia

Rượu bia có thể làm tăng các triệu chứng của bệnh trào ngược, làm tổn thương niêm mạc thực quản và dạ dày. Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng trào ngược dạ dày có thể được cải thiện nhờ kiêng rượu bia. Vì vậy, người bệnh thường được khuyến cáo nên hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia. 

Trên đây là một số thông tin giúp người bệnh hiểu rõ Trào ngược dạ dày nên ăn gì, kiêng gì. Hy vọng bạn đọc đã biết cách xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, giúp đẩy lùi trào ngược dạ dày hiệu quả nhất! 

Bình luận