Ợ nóng là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp. Tuy nhiên, đây không phải là một bệnh mà là triệu chứng của một bệnh lý khác. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây ợ nóng và các cách khắc phục hiệu quả.
Ợ nóng là gì?
Ợ nóng là cảm giác nóng rát ở ngực, sau xương ức. Tình trạng này thường xảy ra sau khi ăn, vào buổi tối hay khi nằm hoặc cúi xuống.
Nguyên nhân gây tình trạng này là do axit dạ dày trào ngược lên cổ họng, thường gặp ở bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Thông thường, cơ vòng thực quản sẽ mở ra cho phép thức ăn di chuyển xuống dưới. Sau đó đóng lại để ngăn hiện tượng trào ngược axit và thức ăn từ dạ dày lên thực quản.
Tuy nhiên, ở người bị trào ngược dạ dày, cơ vòng thực quản bị yếu và thường xuyên giãn ra. Axit từ dạ dày trào ngược lên và tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc thực quản, gây nóng rát thực quản. Ngoài ợ nóng, người bệnh còn có thể ợ hơi, ợ chua, khó tiêu,…
Xem thêm: Làm sao để biết bạn có bị trào ngược dạ dày thực quản hay không?
Ợ nóng thường nặng hơn khi có một số yếu tố tác động như:
- Các thực phẩm kích thích dạ dày như cà phê, rượu bia, thực phẩm cay, chua, nhiều dầu mỡ,…
- Hút thuốc lá
- Thừa cân và béo phì
- Đang trong thai kỳ
- Một số loại thuốc, đặc biệt là các thuốc NSAIDs như Aspirin, Ibuprofen,…
- Thoát vị hoành
Bị ợ nóng khi mang thai
Theo Văn phòng Sức khỏe Phụ nữ ( OWH ) – Hoa Kỳ, ợ nóng và khó tiêu là những những trạng thường gặp trong thai kỳ.
Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố cùng áp lực của tử cung đẩy lên dạ dày ngày càng lớn. Hormon trong thai kỳ làm chậm các cơ của đường tiêu hoá. Do vậy thức ăn có xu hướng di chuyển và tiêu hoá chậm hơn khiến bà bầu cảm thấy chướng bụng.
Hormone cũng làm giãn cơ vòng thực quản dưới, cho phép axit và thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Gây ợ chua, nóng rát vùng ngực.
Ợ nóng có nguy hiểm không?
Nóng rát thực quản có thể xảy ra thường xuyên, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bạn. Sự nguy hiểm không đến từ ợ nóng mà là tình trạng trào ngược dạ dày. Axit dạ dày không những gây nóng rát thực quản, mà còn gây tổn thương viêm loét niêm mạc thực quản, viêm phổi, hẹp thực quản, thực quản Barrett và ung thư thực quản.
Các biện pháp điều trị ợ nóng hiệu quả
Trước khi tiến hành điều trị, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân chính xác gây ợ nóng. Từ đó có biện pháp điều trị hiệu quả cả phần gốc và ngọn của vấn đề.
Ợ nóng uống thuốc gì?
Một số loại thuốc được kê đơn để giảm ợ nóng như:
- Thuốc ức chế tiết axit: omeprazol, lansoprazol, esomeprazol, cimetidin, ranitidin,…
- Thuốc giúp trung hòa axit trong dạ dày, giảm nhanh nóng rát thực quản, ợ chua, nóng rát sau xương ức,…
- Thông thường nguyên nhân gây ợ nóng là do trào ngược dạ dày. Do vậy, người bệnh cần kết hợp điều trị trào ngược dạ dày.
Xem thêm: Các phương pháp điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả hiện nay
Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý
Bên cạnh việc dùng thuốc, bạn cần kết hợp xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Một số lời khuyên:
- Ăn chậm, nhai kỹ
- Ăn nhiều bữa nhỏ, không nên ăn quá no trong 1 bữa
- Tăng cường uống nước lọc
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm gây kích thích dạ dày như: thực phẩm cay, chua, nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn, đồ uống có ga, cà phê,…
- Không hút thuốc lá
- Hạn chế ăn xong nằm ngay.
- Không ăn trong vòng 3 tiếng trước khi đi ngủ
- Kê cao đầu giường khi ngủ
- Duy trì cân nặng hợp lý, cần giảm cân khi béo phí
- Tránh mặc quần bó chật gây áp lực lên cơ vòng thực quản dưới và vùng bụng.
Một số mẹo dân gian giúp giảm chứng ợ nóng
- Sử dụng Gừng
Gừng là một mẹo dân gian được nhiều người áp dụng để cải thiện chứng ợ nóng. Bạn có thể uống trà gừng hoặc sử dụng gừng như một gia vị trong các món ăn.
- Sử dụng Cam thảo
Rễ cam thảo là một phương thuốc thảo dược được sử dụng cho các chứng nóng rát thực quản, ho, viêm họng mãn tính.
Bạn có thể lấy 4 – 5g cam thảo hoà cùng 100ml nước ấm để uống.
- Sử dụng Giấm táo
Giấm táo là một biện pháp khắc phục tại nhà mà bạn có thể sử dụng để chữ ợ nóng. Các nghiên cứu chứng minh uống giấm táo pha loãng sau bữa ăn có thể giúp giảm bớt chứng ợ nóng đối với một số người.
Để sử dụng giấm táo chữa ợ nóng, hãy pha loãng giấm táo với nước và uống sau bữa ăn.
Khi nào nên đi gặp bác sĩ?
Hãy gặp bác sĩ khi:
- Thay đổi lối sống và sử dụng các loại thuốc không giúp ích được gì
- Bạn bị nóng rát thực quản thường xuyên, hầu hết các ngày trong 3 tuần
- Bạn có các triệu chứng khác. Chẳng hạn như thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng, nuốt khó, khó thở, thường xuyên bị ốm hoặc giảm cân mà không có lý do
Bác sĩ sẽ thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Từ đó cung cấp các phương pháp điều trị hiệu quả hơn và giúp loại trừ nguyên nhân gây Ợ nóng. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì về bệnh trào ngược dạ dày thực quản và các cách điều trị. Hãy gọi ngay đến Hotline: 1800 0089 hoặc quay về trang chủ: https://dadayanchau.com/ để đọc thêm nhiều kiến thức bệnh học
Lưu ý: Những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh.