Trào ngược dạ dày gây viêm họng là một tình trạng thường gặp. Tuy nhiên lại rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý viêm họng thông thường khiến người bệnh chủ quan. Khi trào ngược kéo dài, không được điều trị đúng cách có thể dẫn tới nhiều nhiều chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân trào ngược dạ dày gây viêm họng
Trong dịch vị dạ dày chứa axit, pepsin và các men tiêu hoá,… Trào ngược dạ dày sẽ khiến cho axit và pepsin từ trong dạ dày trào ngược lên thực quản và đến cổ họng. Axit dạ dày tiếp xúc trực tiếp với thực quản và hầu họng, dẫn tới kích ứng phù nề niêm mạc và gây viêm họng với các triệu chứng như đau họng, rát họng, hắng giọng, có đờm,…
Viêm họng là một triệu chứng khá phổ biến của trào ngược dạ dày
Có tới 70% các trường hợp trào ngược dạ dày gây viêm họng. Tình trạng tổn thương, viêm nhiễm kéo dài có thể dẫn tới sự phát triển quá mức của tế bào lympho sau thành họng. Hình thành viêm họng hạt.
Viêm họng do trào ngược rất dễ bị nhầm lẫn với các loại viêm họng do nhiễm trùng thông thường. Khiến cho người bệnh chủ quan không điều trị. Đến khi phát hiện, bệnh đã xuất hiện nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khoẻ!
Phân biệt viêm họng do trào ngược và viêm họng thông thường
Cần phân biệt viêm họng do trào ngược và viêm họng thông thường để biết được hướng xử trí phù hợp.
Bạn đọc cần chú ý:
- Viêm họng do trào ngược thường đi kèm với các triệu chứng khác. Như ợ hơi, ợ chua, nóng rát ợ ngực sau xương ức, buồn nôn/nôn, hôi miệng, ăn uống khó tiêu…
- Viêm họng thông thường sẽ kèm theo các triệu chứng liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp. Như khô họng, ngứa họng, ngạt mũi, sổ mũi, sốt, đau đầu, chảy nước mũi, nhức đầu… Đặc biệt thường không có triệu chứng buồn nôn.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có các tất cả các triệu chứng của trào ngược dạ dày. Đôi khi, người bệnh chỉ cảm thấy dấu hiệu vướng nghẹn, vướng cổ họng hay đau tức ngực thôi.
Vì vậy, ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám và chẩn đoán bệnh chính xác. Chủ động trong điều trị và phòng ngừa các biến chứng của trào ngược.
Trào ngược dạ dày gây viêm họng có nguy hiểm không?
Tình trạng trào ngược xuất hiện kéo dài gây viêm họng và có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Các biến chứng có thể xảy ra khi axit trào ngược lên cổ họng bao gồm:
- Viêm loét thực quản
- Hẹp thực quản gây khó nuốt. Chứng khó nuốt xảy ra khi các mô sẹo hình thành trong thực quản do trào ngược gây ra. Dẫn tới đau họng và khó nuốt kéo dài.
- Viêm thanh quản, viêm phổi
- Thực quản barrett. Đây được coi như giai đoạn biến đổi tiền ung thư và gây nguy cơ phát triển ung thư thực quản.
Cách cải thiện viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản
Để cải thiện trào ngược dạ dày gây viêm họng, cách hiệu quả nhất là phải kết hợp các biện pháp giảm viêm họng cùng với điều trị trào ngược dạ dày thực quản.
Biện pháp giảm viêm họng
Bạn đọc có thể tham khảo một số mẹo sau để giúp giảm viêm họng do trào ngược:
- Sử dụng nước muối sinh lý giúp sát khuẩn miệng – họng. Nhiều người bệnh thường tự pha nước muối để súc miệng. Tuy nhiên, không biết cách căn chỉnh liều lượng muối dẫn tới nồng độ nước muối không thích hợp để sát khuẩn. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên sử dụng nước muối sinh lý có bán tại các tiệm thuốc tây để súc miệng.
- Sử dụng mật ong giúp giảm rát họng, ho khan. Bạn có thể dùng kết hợp mật ong pha cùng quất hoặc chanh để tăng tác dụng.
- Sử dụng trà hoa cúc giúp diệt khuẩn, giảm viêm tốt.
- Tích cực ăn tỏi giúp ngăn ngừa virus, vi khuẩn gây viêm họng.
Điều trị trào ngược dạ dày
Điều trị trào ngược dạ dày cần kết hợp thay đổi lối sống và sử dụng các loại thuốc điều trị.
Thay đổi lối sống
Thay đổi thói quen ăn uống có thể giúp giảm đau họng do trào ngược dạ dày. Một số thực phẩm còn có tác dụng làm dịu cổ họng rất tốt như mật ong kết hợp với chanh.
Tránh các thức ăn có tính axit, cay hoặc giàu chất béo. Những thực phẩm này có khả năng gây chứng ợ chua và đau họng.
Tránh các thực phẩm có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản, hầu họng và dạ dày. Điển hình như đồ uống có cồn ( rượu, bia ), cà phê, thuốc lá, cam quýt, nước ngọt có gas…
Cố gắng không nằm ngay sau khi ăn để ngăn ngừa cơn trào ngược tái phát.
Xem thêm: Trào ngược dạ dày nên ĂN GÌ, KIÊNG GÌ để cải thiện bệnh?
Sử dụng thuốc
Khi trào ngược dạ dày không thể cải thiện được bằng cách thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt. Bác sĩ có thể đề nghị sử dụng các loại thuốc giúp giảm hoặc trung hoà axit trong dạ dày. Tránh để axit trào ngược lên họng gây viêm.
Một số nhóm thuốc thường được sử dụng để điều trị:
- Nhóm thuốc kháng axit
Thuốc giúp trung hòa axit trong dạ dày và làm giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày. Gồm các thuốc như: Canxi cacbonat, Natri bicarbonat, Magiê hydroxit, Nhôm hydroxit.
- Nhóm thuốc kháng histamin H2
Thuốc kháng histamin H2 giúp ngăn chặn các tế bào thành trong dạ dày sản xuất quá nhiều axit. Gồm các thuốc như: Cimetidine, Famotidine, Nizatidine…
- Nhóm thuốc ức chế bơm proton
Nhóm thuốc ức chế bơm proton ( PPIs ) là nhóm thuốc hiệu quả nhất giúp giảm axit dạ dày. Gồm các loại thuốc như Omeprazole, Lansoprazole, Rabeprazole, Pantoprazole, Esomeprazole…
Xem thêm: TOP 5 Thuốc Trị Trào Ngược Dạ Dày Sử Dụng Nhiều Nhất Hiện Nay
Dạ Dày An Châu – Giải pháp tối ưu cho bệnh trào ngược và viêm loét dạ dày
Dạ Dày An Châu là sản phẩm đầu tiên trên thị trường ứng dụng sự kết hợp Đơn nem, Lá khôi và Ngải tiên. Tạo nên cơ chế tác động chuyên biệt:
- Hỗn hợp dịch chiết Ngải tiên và Đơn nem được chứng minh làm lành viêm dạ dày – thực quản hơn gấp nhiều lần thông thường.
- Giảm tiết acid, trung hòa dịch vị ngăn trào ngược dạ dày thực quản giúp giảm các chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát thực quản.
- Phục hồi cơ vòng tâm vị ( Van dạ dày), không cho acid từ dạ dày trào lên thực quản ngừa tái phát.
Sản phẩm lưu hành nhiều năm trên thị trường, được nhiều người bệnh đón nhận và tin tưởng.
Dạ Dày An Châu là sản phẩm được ứng dụng bởi nghiên cứu của Viện Y Học Bản Địa Việt Nam. Đồng thời, được kiểm chứng “ An toàn và hiệu quả” tại Đại Học Y Hà Nội.
➤ Tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm: Tại Đây
Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như về bệnh viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày. Bạn hãy gọi điện đến tổng đài miễn cước 1800.0089hoặc nhắn tin Zalo/Messenger để được chuyên gia giải đáp tốt nhất.
Lưu ý: Những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh.