Ung thư thực quản: Các giai đoạn, Triệu chứng và Điều trị

Ung thư thực quản: Các giai đoạn, Triệu chứng và Điều trị

Ung thư thực quản là xảy ra khi các tế bào ung thư phát triển trong thực quản. Đây là loại ung thư phổ biến đứng hàng thứ 8 trên thế giới và vô cùng nguy hiểm. 

Ung thư thực quản là gì

Ung thư thực quản là gì?

Ung thư thực quản ( có tên tiếng anh là Esophageal Cancer )  là bệnh ung thư xảy ra ở trong thực quản. Thực quản là một ống rỗng và dài, chạy từ cổ họng đến dạ dày. Thực quản giúp di chuyển thức ăn từ cổ họng xuống dạ dày để tiêu hoá.

Ung thư thường bắt đầu phát triển từ các tế bào lót và có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào dọc thực quản.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh

Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh. Chúng bao gồm:

  • Hút thuốc 
  • Thường xuyên sử dụng rượu, bia
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ( GERD ), trong đó chất chứa và axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản
  • Barrett thực quản: một bệnh ảnh hưởng đến phần dưới của thực quản và có thể dẫn đến ung thư. Barrett thực quản có thể do trào ngược thực quản gây ra. Theo thời gian, axit dạ dày trong thực quản có thể gây ra những thay đổi trong tế bào làm tăng nguy cơ ung thư biểu mô tuyến.

Xem thêm: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì? Dấu hiệu phát hiện bệnh

Ngoài ra, một số đối tượng như nam giới, người già và những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nguy cơ mắc ung thư biểu mô tuyến thực quản cao hơn ở nam giới da trắng. Trong khi đó ung thư biểu mô tế bào vảy của thực quản lại phổ biến hơn ở nam giới Châu Á và nam giới da màu.

Các giai đoạn của ung thư thực quản

Ung thư thực quản gồm 5 giai đoạn, từ 0 đến 4 với mức độ tiến triển ung thư tăng dần. 

Các giai đoạn là:

  • Giai đoạn 0: Các tế bào bất thường (chưa phải là ung thư) chỉ được tìm thấy trong lớp tế bào lót thực quản.
  • Giai đoạn 1: Tế bào ung thư chỉ được tìm thấy trong lớp tế bào lót thực quản. 
  • Giai đoạn 2: Ung thư đã đến lớp cơ hoặc thành ngoài của thực quản. Ngoài ra, ung thư có thể đã lan đến 1 đến 2 hạch bạch huyết gần đó ( hạch bạch huyết các tuyến nhỏ là một phần của hệ thống miễn dịch).
  • Giai đoạn 3: Ung thư đã tiến sâu hơn vào lớp cơ bên trong hoặc thành mô liên kết. Nó có thể đã lan ra ngoài thực quản vào cơ quan xung quanh và/hoặc đã lan đến nhiều hạch bạch huyết hơn gần thực quản.
  • Giai đoạn 4 ( giai đoạn cuối ): Đây là giai đoạn nặng nhất nhất. Ung thư đã di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể như phổi, gan,… và/hoặc đến các hạch bạch huyết ở xa thực quản.

Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư thực quản

Dấu hiệu ung thư thực quản

Ung thư ở thực quản giai đoạn đầu thường không gây bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Khi ung thư đã tiến triển hơn, các triệu chứng mà người bệnh có thể gặp phải như:

Các triệu chứng của ung thư thường dễ nhầm lẫn với các triệu chứng khác và khó phát hiện. Do vậy, ngay khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào, bạn nên chủ động đến bệnh viện thăm khám kiểm tra. Đồng thời nên kiểm tra sức khoẻ định kỳ mỗi 6 tháng/lần.

Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư thực quản

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng, tiền sử bệnh và chỉ định bạn làm các xét nghiệm. Bao gồm:

  • Chụp X-quang: Bạn sẽ uống một chất lỏng bao phủ thực quản. Các bất thường sẽ thể hiện trên phim chụp.
  • Nội soi dạ dày – thực quản: bác sĩ đưa một ống nội soi xuống cổ họng vào thực quản để kiểm tra. Từ đó phát hiện các bất thường trên niêm mạc thực quản.
  • Sinh thiết : Trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể lấy các tế bào hoặc mô từ thực quản để tiến hành sinh thiết. Xác định sự có mặt của các tế bào ác tính.

Một số xét nghiệm khác được thực hiện để khẳng định giai đoạn của ung thư bao gồm: chụp cắt lớp vi tính, nội soi lồng ngực và nội soi ổ bụng. Từ đó kết luận ung thư đang ở giai đoạn nào và  lập kế hoạch điều trị phù hợp với từng giai đoạn.

Ung thư thực quản có nguy hiểm không? Sống được bao lâu?

Khi ung thư tiến triển, nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Tắc thực quản. Ung thư có thể gây tắc, khiến thức ăn khó đi qua thực quản để xuống dạ dày.
  • Gây đau rất nhiều
  • Xuất huyết. Mặc dù đa phần xuất huyết từ từ, nhưng cũng có thể xuất huyết đột ngột và nghiêm trọng khiến người bệnh mất máu nhiều. Dẫn tới sốc và tử vong.

Vấn đề: Ung thư thực quản sống được bao lâu còn phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh và tình trạng sức khoẻ của người bệnh. Giai đoạn càng về sau thì tỉ lệ kéo dài sự sống của người bệnh càng thấp đi.  

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tỷ lệ những người sống ít nhất 5 năm sau khi được chẩn đoán mắc bệnh là:

  • 43% đối với ung thư khu trú ở thực quản
  • 23% đối với ung thư di căn trong khu vực
  • 5% đối với ung thư di căn xa.

Đặc biệt ở giai đoạn cuối, lúc này khối ung thư đã di căn đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Nhiều trường hợp có thể tử vong ngay khi được chẩn đoán phát hiện. Trên thực tế, thời gian sống trung bình của ung thư thực quản giai đoạn cuối chỉ khoảng từ 4 – 6 tháng, hiếm khi kéo dài được đến 5 năm. 

Phương pháp điều trị. Ung thư thực quản có nên mổ không?

Nếu ung thư được phát hiện sớm, việc điều trị sẽ nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên điều đáng buồn là ung thư thường được phát hiện khi đã ở giai đoạn cuối.

Điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm giai đoạn của ung thư và tình trạng sức khoẻ của người bệnh. Trong đó phẫu thuật ( mổ ) là phương pháp cần được thực hiện.

Các phương pháp điều trị

  • Phẫu thuật: Cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ thực quản.
  • Xạ trị: Tiêu diệt tế bào ung thư bằng bức xạ.
  • Hóa trị liệu: Thuốc  tấn công các tế bào ung thư khắp cơ thể; thường được sử dụng kết hợp với xạ trị và / hoặc phẫu thuật.
  • Liệu pháp miễn dịch: Giúp hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào ung thư.
  • Liệu pháp quang động: Nhắm mục tiêu các tế bào ung thư bằng ánh sáng laser đặc biệt.
  • Phương pháp áp lạnh. Làm đông lạnh các tế bào ung thư để giúp thu nhỏ khối u.

Điều trị theo giai đoạn

Tuỳ vào từng giai đoạn cụ thể của ung thư mà bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp khác nhau. Các lựa chọn điều trị ung thư theo giai đoạn có thể bao gồm:

  • Giai đoạn 0: Các lựa chọn bao gồm phẫu thuật, liệu pháp quang động, cắt bỏ bằng tần số vô tuyến hoặc cắt bỏ cơ nội soi.
  • Giai đoạn 1, 2 và 3: Phẫu thuật, hóa trị, xạ trị
  • Giai đoạn 4: Hóa trị, xạ trị, liệu pháp nhắm mục tiêu, liệu pháp miễn dịch. Điều trị cho giai đoạn này tập trung vào liệu pháp giảm đau và khó nuốt do ung thư gây ra.

Ung thư thực quản nên ăn gì? Không nên ăn gì?

Hầu hết những người bị ung thư đều gặp khó khăn trong việc cung cấp dinh dưỡng cần thiết và giữ cân nặng bình thường. 

Lưu ý chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư thực quản

Bạn đọc có thể tham khảo:

  • Ăn thực phẩm giàu calo và protein. Bao gồm các sản phẩm sữa nguyên chất, đầy đủ chất béo, các sản phẩm từ hạt và thịt. Ví dụ như sữa lắc, sinh tố, bơ đậu phộng, đậu, trứng, pho mát và sữa chua.
  • Nếu vẫn khó nuốt, hãy làm mềm thức ăn bằng nước thịt hoặc nước sốt. Chế biến thịt thành từng miếng nhỏ. Ví dụ như trứng bác, mì ống, sữa trứng, bánh pudding, súp và món hầm làm từ thịt xay.
  • Nếu bạn đã phẫu thuật, dạ dày của bạn có thể nhỏ và nhanh chóng no hơn. Do vậy, nên chia thành các bữa ăn nhỏ. 
  • Tránh xa thuốc lá, rượu bia 

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trước, trong và sau khi điều trị bệnh. Cung cấp đủ lượng calo, chất dinh dưỡng và protein là điều quan trọng để chữa bệnh và sống khỏe hơn.

Tóm lại

Như đã đề cập ở trên, ung thư thực quản giai đoạn đầu rất khó phát hiện. Do vậy, bạn đọc cần lưu ý các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, bị bệnh trào ngược dạ dày cần khám sức khỏe định kỳ. Cách tốt nhất là nên bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia và điều trị trào ngược dạ dày thực quản từ sớm.

Lưu ý: Những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh.

Bình luận