Tâm vị dạ dày là gì? Các bệnh lý liên quan tới tâm vị - Dạ Dày An Châu

Tâm vị dạ dày là gì? Các bệnh lý liên quan tới tâm vị

Tâm vị dạ dày là một bộ phận của hệ thống tiêu hoá và khi bị rối loạn có thể dẫn tới nhiều bệnh lý liên quan. Cùng tìm hiểu về vị trí, vai trò và các bệnh lý liên quan tới tâm vị trong bài viết dưới đây.

tâm vị là gì

Tâm vị dạ dày là gì?

Tâm vị hay còn gọi là cơ vòng thực quản dưới, là một cơ vòng nằm ở cuối thực quản và đầu dạ dày. 

Bình thường, khi chúng ta nuốt thức ăn, tâm vị sẽ mở ra cho phép thức ăn từ thực quản đi xuống dạ dày. Sau đó đóng lại để ngăn hiện tượng trào ngược các chất từ dạ dày lên thực quản. 

Các bệnh lý liên quan 

Khi tâm vị xảy ra rối loạn có thể dẫn tới nhiều bệnh lý liên quan. Trong đó có bệnh co thắt tâm vị, bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, viêm loét tâm vị,… 

1. Co thắt tâm vị 

Co thắt tâm vị là tình trạng rối loạn chức năng co bóp ( nhu động ) của tâm vị. Tâm vị co bóp thất thường, không giãn ra hoàn toàn. Điều này khiến cho thực phẩm khó đi xuống dạ dày. Đồng thời, cơ tâm vị cũng có thể không đóng lại hoàn toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho trào ngược dạ dày xuất hiện.

co thắt tâm vị

Nguyên nhân gây bệnh được cho là không có tế bào hạch trong đám rối thần kinh của cơ thực quản. Dẫn đến không có dây thần kinh chi phối hoạt động của cơ vòng thực quản. 

Nguyên nhân của mất hạch thần kinh vẫn chưa được rõ ràng, có thể do nhiễm virus hoặc do nguyên nhân tự miễn. Một số loại khối u cũng có thể gây co thắt tâm vị do chèn ép trực tiếp hoặc do hội chứng cận ung thư. Bệnh Chagas gây phá hủy các hạch thần kinh tự chủ có thể dẫn đến co thắt.

Các biểu hiện chính của bệnh:

  • Khó nuốt cả thức ăn lỏng và rắn
  • Cảm giác nghẹn ở vùng cổ họng
  • Đau ngực ở vùng sau xương ức nhất là sau khi bệnh nhân nuốt. Một vài trường hợp bệnh nhân có thể gặp triệu chứng đau nhói ở ngực thường xuyên.
  • Ợ nóng
  • Sụt cân từ nhẹ đến trung bình có thể xảy ra khi bệnh nhân khó nuốt dẫn tới ăn uống kém, sợ ăn.

Co thắt thực quản cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu không có thể dẫn tới các biến chứng như trào ngược dạ dày, viêm loét thực quản, chít hẹp thực quản. Bên cạnh đó, nếu thực quản bị giãn to có thể chèn ép vào khí quản và tăng nguy cơ viêm phổi, áp – xe phổi do trào ngược dạ dày…

2. Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là tình trạng dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản thường xuyên. Nguyên nhân là do tâm vị bị suy yếu, không đóng chặt lại ở trạng thái bình thường. Chúng luôn giãn ra và tạo điều kiện để axit, thức ăn, enzym tiêu hoá,… từ dạ dày trào lên thực quản. Đặc biệt là khi người bệnh nằm hoặc cúi người xuống.

trào ngược dạ dày do giãn tâm vị

Một số triệu chứng của trào ngược dạ dày mà bạn cần lưu ý như:

  • Ợ nóng. Đây là triệu chứng rất phổ biến của người bệnh trào ngược dạ dày. Axit dạ dày khi tiếp xúc với thực quản có thể gây bỏng rát niêm mạc thực quản. Người bệnh sẽ có cảm giác nóng rát thực quản, vùng sau xương ức.
  • Ợ chua, ợ hơi
  • Buồn nôn và nôn trớ
  • Cảm giác vướng ở cổ họng nhưng không đau
  • Khi axit dạ dày trào ngược lên đường hô hấp có thể dẫn tới viêm đường hô hấp. Trong đó có viêm họng mãn tính, viêm thanh quản, viêm phổi, viêm phế quản… Với các biểu hiện như ho dai dẳng, đau họng, khàn tiếng, hắng giọng, có đờm ở cổ họng,…
  • Hôi miệng, miệng tiết nhiều nước bọt, chua miệng,…

Trào ngược dạ dày nếu không được kiểm soát và điều trị hợp lý có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Như hẹp thực quản, viêm loét thực quản, Barrett thực quản và ung thư thực quản.

Tìm hiểu ngay: Tất cả những thông tin cần biết về bệnh trào ngược dạ dày

3. Viêm loét tâm vị

Tâm vị có thể bị viêm loét do nhiều yếu tố như nhiễm khuẩn, nhiễm virus, axit dạ dày trào ngược,… Tâm vị là một chỗ hẹp của đường tiêu hoá, nếu bị viêm loét có thể dẫn tới hẹp gây khó nuốt.

Viêm loét thường được điều trị nội khoa để diệt khuẩn và giảm viêm. Tuy nhiên, cần xét nghiệm sinh thiết để đánh giá sự có mặt của tế bào ung thư hay không. 

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về Tâm vị dạ dày và các bệnh lý liên quan. Hy vọng những  thông tin mà Dạ Dày An Châu chia sẻ đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức giúp bạn hiểu hơn về bệnh. 

Nếu có bất kỳ phân vân hay thắc mắc gì về bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. Hãy liên hệ ngay tới hotline 1800 0089 để nhận được tư vấn hỗ trợ tốt nhất.

Tags:
Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *