Buồn nôn sau khi ăn là bệnh gì? Cách trị cực hiệu quả - Dạ Dày An Châu

Buồn nôn sau khi ăn là bệnh gì? Cách trị cực hiệu quả

Buồn nôn sau khi ăn là một tình trạng rất thường gặp, có thể đây là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hoá của bạn đang gặp vấn đề. Vậy, nguyên nhân dẫn tới ăn xong thì buồn nôn là gì?  Và đâu là cách trị hiệu quả? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

buồn nôn sau ăn

Các tình trạng có thể từ nhẹ đến nặng. Bài viết này sẽ trình bày những rối loạn gây triệu chứng ăn xong buồn nôn, cách phân biệt nguyên nhân gây ra cảm giác buồn nôn và cách điều trị chúng.

Buồn nôn sau khi ăn có phải dấu hiệu mang thai?

Nếu bạn là nữ và đang trong độ tuổi sinh sản thì buồn nôn sau khi ăn là một dấu hiệu phổ biến khi Mang thai. 

Nguyên nhân là do các hormone của thai kỳ có thể làm giãn cơ vòng thực quản dưới gây tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Buồn nôn và nôn là những biểu hiện thường thấy. Bên cạnh đó, khứu giác của mẹ bầu cũng tăng nhạy cảm khi mang thai, làm cho tình trạng buồn nôn trở nên tồi tệ hơn.

Có thể cảm giác buồn nôn bất cứ lúc nào trong ngày, đặc biệt thường xuyên gặp sau khi ăn sáng. Một số bà bầu có thể sẽ cảm thấy buồn nôn trước khi ăn.  Một số khác có thể buồn nôn ngay sau khi ăn hoặc liên tục trong cả ngày.

Cảm giác buồn nôn thường bắt đầu vào tháng thứ hai của thai kỳ và hết vào tháng thứ 4 của thai kỳ. Mẹ bầu không cần quá lo lắng về tình trạng này.

Buồn nôn sau ăn có phải là có thai

Nguyên nhân gây buồn nôn sau khi ăn

Ngoài mang thai, có những nguyên nhân gây cảm giác buồn nôn sau khi ăn:

1. Ngộ độc thực phẩm

Thực phẩm, nước uống có thể bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh hoặc độc chất do không được nấu chín kỹ hoặc bảo quản không đúng cách. Khi ăn những thực phẩm này có thể gây ngộ độc thực phẩm. Những loại vi sinh vật gây bệnh này rất dễ lây lan và gây viêm đường ruột.

Ngộ độc thực phẩm có thể gây buồn nôn trong vòng vài giờ sau khi ăn. 

Một số triệu chứng khi bị ngộ độc thực phẩm:

  • Sốt
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Đau bụng
  • Tiêu chảy

Trường hợp tiêu chảy nặng dẫn tới mất nước cần được chú ý bổ sung nước. Tránh nguy cơ mất nước, rối loạn điện giải có thể gây trụy tim mạch và tử vong.

2. Không dung nạp thực phẩm và dị ứng

Một số người không dung nạp được một số loại thực phẩm nhất định bởi cơ thể không có men tiêu hoá chúng. 

Không dung nạp thực phẩm gây buồn nôn sau khi ăn thực phẩm không thể dung nạp đó. Một số thực phẩm không dung nạp phổ biến là:

  • Thực phẩm có chứa lactose, chẳng hạn như các sản phẩm từ sữa
  • Gluten, chẳng hạn như hầu hết các loại ngũ cốc
  • Thực phẩm gây chướng bụng, chẳng hạn như đậu hoặc bắp cải

Dị ứng thực phẩm xảy ra khi cơ thể xác định nhầm các protein trong thực phẩm đó là mối đe dọa với cơ thể. Gây ra các phản ứng của hệ thống miễn dịch.

Cảm giác buồn nôn do dị ứng thực phẩm có thể xảy ra vài giây hoặc vài phút sau khi ăn loại thực phẩm gây dị ứng. Dị ứng thường đi kèm với 1 loạt các triệu chứng khác như sưng mặt, môi, phát ban, ngứa, khó thở, khó nuốt…  Tình trạng dị ứng nặng cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. 

3. Do tâm lý

Chứng chán ăn tâm thần và chứng cuồng ăn là những rối loạn ăn uống phổ biến nhất có nguồn gốc từ tâm lý. Chán ăn tâm thần có thể gây buồn nôn sau khi ăn và nôn ra bất kỳ thực phẩm nào đã tiêu thụ. 

Lo lắng, căng thẳng dữ dội hoặc trầm cảm cũng có thể dẫn tới chán ăn và buồn nôn sau khi ăn.

4. Do thuốc

Buồn nôn cũng là một tác dụng phụ phổ biến của một số loại thuốc. Bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hoặc hoá trị. Cảm giác buồn nôn sẽ giảm bớt sau khi hoàn thành hoặc ngừng sử dụng thuốc.

5. Trào ngược dạ dày – thực quản

trào ngược dạ dày gây buồn nôn sau ăn

Trào ngược là dày – thực quản là bệnh lý gây trào ngược axit và các chất trong dạ dày lên thực quản. Gây ra các triệu chứng như buồn nôn sau khi ăn, khó thở, nôn, ợ hơi, ợ chua, đắng miệng, ợ nóng, nóng rát vùng thượng vị,…

Axit dạ dày tràn vào thực quản có thể gây bỏng rát, viêm loét thực quản. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều tình trạng nguy hiểm khác như barrett thực quản và thậm chí là ung thư thực quản.

Xem thêm: Dấu hiệu phát hiện Trào ngược dạ dày – thực quản từ sớm

6. Rối loạn tiêu hoá khác

Túi mật có nhiệm vụ giải phóng mật để hỗ trợ tiêu hoá chất béo. Các bệnh lý về túi mật làm suy giảm quá trình tiêu hoá chất béo và có thể gây buồn nôn sau các bữa ăn nhiều chất béo.

Tuyến tụy tiết protein và hormone cần thiết cho các quá trình tiêu hoá. Nếu cơ quan này bị viêm hoặc rối loạn chức năng có thể gây buồn nôn, đau bụng và các triệu chứng đường ruột khác.

Cách trị buồn nôn sau khi ăn 

Điều trị phụ thuốc vào nguyên nhân gây buồn nôn. Những người bị trào ngược dạ dày – thực quản có thể cần điều trị bằng thuốc ức chế tiết axit, thuốc kháng axit và thuốc điều hoà nhu động ruột.

Những người có tiền sử dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm thì chỉ cần tránh các thực phẩm đó.

Các trường hợp khác thì cần tới bệnh viện thăm khám và chẩn đoán cụ thể. Từ đó sử dụng các phương pháp theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số mẹo giúp giảm cảm giác buồn nôn sau ăn:

  • Sử dụng các thực phẩm dễ tiêu. Tránh các thực phẩm gây kích thích dạ dày như đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ, rượu bia, cà phê, thuốc lá, đồ chua cay,…
  • Chia nhỏ các bữa ăn
  • Uống nước thường xuyên với lượng ít cho đến khi cảm giác buồn nôn được cải thiện
  • Sử dụng gừng có thể giúp giảm buồn nôn rất hiệu quả. Bạn có thể sử dụng trà gừng, ngậm kẹo gừng hoặc thêm gừng làm gia vị các món ăn.

Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân gây cảm giác buồn nôn sau khi ăn. Để điều trị mang lại hiệu quả, bạn cần sớm đến cơ sở y tế thăm khám và xác định nguyên nhân. Chúc bạn sức khỏe!

Lưu ý: Những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh.

Bình luận