Dân gian từ xưa đã có nhiều mẹo chữa các bệnh lý về dạ dày bằng thảo dược. Trong đó có cách chữa trào ngược dạ dày bằng tía tô. Vậy, cách chữa này có thực sự hiệu quả không? Đọc ngay bài viết dưới đây sẽ rõ!
Tác dụng của tía tô đối với bệnh trào ngược dạ dày
Theo y học cổ truyền, Tía tô có vị cay, tính ấm. Quy vào 2 kinh là Phế và Tỳ. Tía tô có tác dụng phát tán phong hàn, hành khí, hoá đờm giải độc. Nên thường được sử dụng để làm cho ra mồ hôi, chữa ho, hỗ trợ tiêu hoá, giảm đau và giải độc.
Tía tô hành khí hoạt huyết, làm giảm rối loạn chức năng dạ dày, giảm đau. Do vậy mà có thể sử dụng để hỗ trợ chữa trị các bệnh lý về dạ dày. Trong đó có trào ngược dạ dày – thực quản.
Theo y học hiện đại, tinh dầu trong tía tô có tác dụng kháng khuẩn. Tác dụng tốt với tụ cầu vàng, lỵ trực khuẩn, E.Coli, Amip lỵ,… Đồng thời tác dụng tiêu diệt được cả nấm Candida Albicans.
Ngoài ra, tía tô còn có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và chống oxy hoá.
Nguồn: https://www.drugs.com/npp/perilla.html
Mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô
Bạn đọc có thể tham khảo 3 cách đơn giản để chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô như sau:
1.Uống nước tía tô
Nguyên liệu:
- 1 nắm lá tía tô
- 1 chút muối
Cách làm:
- Lá tía tô ngâm với 1 chút muối khoảng 15 phút và rửa sạch
- Đun lá tía tô cùng 500ml nước
- Sau khoảng 10 phút đun sôi thì tắt bếp. Lọc bỏ bã và lấy nước.
Cách sử dụng:
Phần nước chia làm 2 phần, uống trong ngày. Uống liên tục 5 – 7 ngày để thấy được hiệu quả.
2. Ăn lá tía tô tươi
Nguyên liệu:
- 1 nắm lá tía tô
- 1 chút muối
Cách làm và sử dụng:
- Lá tía tô ngâm với 1 chút muối khoảng 15 phút và rửa sạch để loại bỏ tạp chất.
- Khi xuất hiện các triệu chứng đau bụng, trào ngược hay viêm loét dạ dày thì bạn nhai vài lá tía tô kèm theo 1 ít muối và nuốt.
- Bạn cũng có thể sử dụng lá tía tô như một món rau sống ăn kèm trong bữa ăn.
Xem thêm: 5 bài thuốc nam chữa trào ngược dạ dày hiệu quả nhất hiện nay
3. Ăn cháo tía tô
Nguyên liệu:
- Lá tía tô 100g
- Thịt lợn 50g
- Gạo 50g
- Rau thơm, gia vị ăn kèm
Cách làm:
- Lá tía tô ngâm với 1 chút muối khoảng 15 phút và rửa sạch để loại bỏ tạp chất.
- Thịt lợn rửa sạch rồi băm nhỏ
- Vo gạo, cho thịt và đổ nước vào nấu cùng cho đến khi thành cháo
- Khi cháo chín, thêm gia vị và rau thơm cho vừa miệng.
- Múc ra bát và thêm lá tía tô vào và thưởng thức.
4. Mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng tía tô kết hợp gừng
Nguyên liệu:
- Lá tía tô 100g
- Gừng tươi 100g
Cách làm:
- Lá tía tô ngâm với 1 chút muối khoảng 15 phút và rửa sạch để loại bỏ tạp chất.
- Gừng rửa sạch, cạo vỏ và thái lát mỏng.
- Đun sôi nước, thêm gừng và tía tô vào đun thêm 3 – 5 phút.
- Tắt bếp, lọc lấy phần nước.
Cách sử dụng:
Chia phần nước làm 2 lần uống trong ngày. Uống kiên trì trong 7 ngày để thấy được hiệu quả.
Xem thêm: Mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng gừng ai cũng nên biết
Lưu ý khi sử dụng tía tô chữa trào ngược dạ dày
Chữa trào ngược dạ dày bằng tía tô là một cách đơn giản dễ làm và có thể thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên sử dụng tía tô để trị trào ngược.
Người bệnh cần lưu ý:
- Phụ nữ có thai và cho con bú cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
- Sử dụng các thảo dược thiên nhiên thường chỉ phát huy hiệu quả đối với bệnh ở giai đoạn đầu mới phát hiện và đang còn nhẹ. Những trường hợp bệnh nặng cần điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
- Không dùng tía tô khi bị dị ứng với chúng
- Sử dụng tía tô chữa trào ngược dạ dày cần kết hợp với thay đổi chế độ ăn uống và lối sống hợp lý.
Xem thêm: Trào ngược dạ dày nên ăn gì? Kiêng gì?
- Nhiều bài thảo dược chưa được chứng minh tính an toàn và hiệu quả dưới góc nhìn khoa học hiện đại. Do vậy, trước khi sử dụng bất kỳ 1 bài thuốc nào, bạn cũng nên tìm hiểu kỹ.
Trên đây là những thông tin về cách chữa trào ngược dạ dày bằng gừng. Hy vọng đã giúp bạn có thêm thông tin về cách dùng cũng như những lưu ý ý khi sử dụng gừng để chữa trào ngược dạ dày.
Xem thêm: TOP 10 mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà ĐƠN GIẢN và HIỆU QUẢ
Lưu ý: Những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh.