Khi mới nhận được thông báo mình mắc bệnh trào ngược dạ dày, rất nhiều người bệnh bối rối, không biết mình nên làm gì mới tốt cho tình trạng bệnh. Trước tiên, bạn đừng quá lo lắng quá nhé! Bệnh hoàn toàn có thể cải thiện nếu như chúng ta biết cách đối phó.
Vậy, người bị trào ngược dạ dày nên làm gì? Bài viết này sẽ mách bạn TOP 10 điều nên làm khi có trào ngược.
1. Ăn uống với lượng vừa phải
Nếu mắc bệnh trào ngược dạ dày, bạn không nên ăn quá no trong một bữa. Bởi nếu dạ dày phải chứa nhiều thức ăn sẽ làm tăng áp lực lên cơ vòng thực quản dưới. Dạ dày sẽ có xu hướng đẩy thức ăn trở lại thực quản. Từ đó làm tăng các triệu chứng của trào ngược.
Hãy ăn với lượng vừa phải. Thay vì ăn một bữa lớn, bạn có thể chia nhỏ bữa ăn thành 4 – 5 bữa mỗi ngày tuỳ thuộc vào nhu cầu.
2. Ăn chậm, nhai kỹ
Nếu bạn ăn uống quá nhanh, hệ tiêu hoá sẽ không kịp tiết ra các enzym cần thiết để tiêu hoá thức ăn. Dẫn tới tiêu hoá kém và làm tăng khả năng bị Ợ nóng.
Nếu bạn đang có thói quen ăn nhanh thì hãy ghi nhớ mình cần ăn chậm và nhai thật kỹ trước khi nuốt. Nếu cảm thấy khó khăn, bạn có thể áp dụng mẹo nhai 20 lần hoặc đếm đến 20 trước khi ăn miếng tiếp theo.
3. Bị trào ngược dạ dày nên làm gì? – Tránh các thức ăn gây kích thích dạ dày
Nhiều thực phẩm có thể kích thích dạ dày, làm giãn cơ vòng thực quản dưới. Gây bùng phát các triệu chứng của bệnh.
Khi bị trào ngược dạ dày, bạn nên tránh những thực phẩm sau:
- Thực phẩm chua, cay nóng như tỏi, hành, ớt, mù tạt, cà ri,…
- Trái cây chua như cam, chanh, bưởi, dứa,…
- Thực phẩm giàu chất béo, chiên rán, nhiều dầu mỡ
- Các đồ uống như rượu bia, cà phê, thuốc lá, trà, nước ngọt có gas,…
- Sô cô la
- Bạc hà
Xem thêm: Người bệnh trào ngược dạ dày nên Ăn gì? Kiêng gì để nhanh cải thiện?
4. Không nên nằm ngay sau khi ăn
Nhiều người có thói quen nằm ngay sau khi ăn no. Điều này rất không tốt cho tình trạng trào ngược dạ dày của bạn. Khi nằm xuống, thức ăn trong dạ dày chưa được tiêu hoá sẽ đè ép vào cơ vòng thực quản dưới, gây trào ngược.
Do đó, bạn nên chú ý:
- Chờ 2 – 3 giờ sau khi ăn xong mới nằm ngủ
- Không nên ăn vặt vào đêm khuya
- Trước khi nằm ngủ, bạn có thể đi lại nhẹ nhàng để thư giãn
5. Bị trào ngược dạ dày nên làm gì? – Nhớ nằm nghiêng về bên trái khi ngủ
Nếu bạn mắc trào ngược dạ dày, bạn nên nằm nghiêng về bên trái khi ngủ. Bởi nếu bạn nằm thẳng hoặc nằm nghiêng về bên phải, dạ dày của bạn sẽ cao hơn thực quản. Từ đó tạo điều kiện để các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản dễ dàng hơn.
6. Kê cao đầu giường khi ngủ
Kê cao đầu giường khi ngủ là một trong những câu trả lời không thể thiếu cho câu hỏi: Người bị trào ngược dạ dày nên làm gì?
Kê cao đầu giường khi ngủ sẽ giúp cho thực quản luôn nằm cao hơn so với dạ dày, từ đó hạn chế được tình trạng trào ngược. Bạn có thể kê cao đầu giường lên 15 – 20 cm so với bình thường. Hoặc nếu bất tiện, bạn có thể sử dụng các loại gối kê đầu chuyên dụng cho người bị trào ngược dạ dày.
Xem thêm: TOP 10 Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà – Đơn giản & Hiệu quả
7. Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái
Mặc quần áo bó chật vào người, đặc biệt là chật vùng thắt lưng là một trong những yếu tố kích hoạt triệu chứng trào ngược dạ dày. Khi vùng thắt lưng bị bó chật có thể ép dạ dày và làm thức ăn ép chặt vào cơ vòng thực quản dưới, gây trào ngược.
Do đó, bạn nên chọn các bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát nhé!
8. Bị trào ngược dạ dày nên làm gì? – Bỏ thuốc lá
Có rất nhiều lý do chính đáng để bạn bỏ thuốc lá và tránh xa khói thuốc. Thuốc lá có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có trào ngược dạ dày bởi:
- Hút thuốc làm giảm sản xuất nước bọt. Trong khi đó, nước bọt giúp trung hòa axit dạ dày và axit trào ngược lên thực quản.
- Hút thuốc làm tăng sản xuất axit dạ dày, làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh
- Hút thuốc làm suy giảm chức năng của cơ vòng thực quản dưới, tạo điều kiện trào ngược dễ hơn.
- Hút thuốc gây tổn thương thực quản
9. Bị trào ngược dạ dày nên làm gì? – Đừng quên thư giãn
Nếu bạn thường xuyên bị căng thẳng, stress có thể kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn. Làm nặng thêm các triệu chứng của trào ngược. Bên cạnh đó, stress kéo dài quá mức còn là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày.
Bạn có thể áp dụng một số phương pháp giúp cơ thể và đầu óc được thư giãn như:
- Luyện tập hít thở
- Thiền
- Yoga
- Nghe nhạc
- Tập thể dục
10. Sử dụng các thảo dược tốt cho trào ngược dạ dày
Nhiều người bệnh ưu tiên lựa chọn các loại thảo dược thiên nhiên. Bởi so với các thuốc tây y, thảo dược thường an toàn hơn khi sử dụng kéo dài.
Một số thảo dược có hiệu quả trị trào ngược dạ dày cao như:
- Nghệ – mật ong
- Tía tô
- Gừng
- Lá khôi tía
- Cây đơn nem
Các thảo dược trên được sử dụng trong các bài thuốc nam chữa trào ngược dạ dày ngay tại nhà rất đơn giản mà hiệu quả.
Xem thêm: TOP 5 Bài Thuốc Nam Trị Trào Ngược Dạ Dày Hiệu Quả Tại Nhà